Đánh giá giám sát tăng trưởng xanh: Thực tiễn trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam

Tăng trưởng xanh được coi là một con đường phù hợp nhất để thực hiện phát triển bền vững mà nhiều nước trên thế giới đang theo đuổi, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đo đạc, đánh giá được việc thực hiện tăng trưởng xanh khi đây là một tiến trình rất đa dạng và...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Vo Thanh Sơn
Format: Article
Published: Đại học Quốc gia Hà Nội 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10022
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Description
Summary:Tăng trưởng xanh được coi là một con đường phù hợp nhất để thực hiện phát triển bền vững mà nhiều nước trên thế giới đang theo đuổi, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đo đạc, đánh giá được việc thực hiện tăng trưởng xanh khi đây là một tiến trình rất đa dạng và phức tạp. Bài viết này, vì thế, là một nỗ lực để tổng hợp thực tiễn trên thế giới về nội dung và các Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) theo các nội dung về hiệu suất tài nguyên và môi trường, nền tảng tài sản thiên nhiên, chất lượng cuộc sống về môi trường, cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách. Trên cơ sở xem xét mục tiêu và nội dung thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam và những kinh nghiệm trên thế giới, một bộ Chỉ số/Chỉ tiêu và một quy trình đánh giá giám sát tăng trưởng xanh cho Việt Nam đã được đề xuất, đồng thời một số thông tin liên quan đến tăng trưởng GDP và tỷ lệ thiệt hại do thiên tai và xu thế khai thác than và dầu thô cũng được phân tích đánh giá, nhằm đưa ra bức tranh ban đầu về tăng trưởng của Việt Nam theo nguyên tắc tăng trưởng xanh.