ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NUÔI TÔM TRÊN CÁT VEN BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Hai huyện Lệ Thủy và Bố Trạch đã được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu nhằm đánh giá tính bền vững của nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Bình. Kỹ thuật phỏng vấn cấu trúc bằng phiếu điều tra kết hợp với quan sát thực địa đã được tiến hành tại 34 cơ sở nuôi tôm trên cát của 02 huyện nghiên cứu nhằm thu...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Tuấn, Trần Anh, Chung, Nguyễn Văn
Format: Article
Published: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10079
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Description
Summary:Hai huyện Lệ Thủy và Bố Trạch đã được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu nhằm đánh giá tính bền vững của nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Bình. Kỹ thuật phỏng vấn cấu trúc bằng phiếu điều tra kết hợp với quan sát thực địa đã được tiến hành tại 34 cơ sở nuôi tôm trên cát của 02 huyện nghiên cứu nhằm thu thập các số liệu và thông tin liên quan đến quy mô vùng nuôi, hiện trạng môi trường, luật pháp-thể chế và tình hình kinh tế-xã hội. Nghiên cứu cũng đã kế thừa và sử dụng Bộ chỉ thị của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Chỉ số Nuôi trồng Thủy sản bền vững (SAI) do Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế xây dựng để đánh giá tính bền vững của các cơ sở nuôi. Kết quả định lượng bằng SAI cho thấy 08 trên tổng số 09 cơ sở nuôi tôm ở huyện Lệ Thủy có giá trị SAI phân bố trong vùng nuôi an toàn và khá an toàn (giá trị SAI nằm trong khoảng từ 1,62 đến 2,49). Trong khi đó, có đến 21 trong tổng số 25 cơ sở nuôi tôm ở huyện Bố Trạch có giá trị SAI nằm trong vùng nuôi không an toàn (giá trị SAI nằm trong khoảng 3,57 – 3,85). Do vậy, huyện Bố Trạch cần phải xem xét và khắc phục các mặt yếu kém trong các hoạt động nuôi tôm để đạt được vùng nuôi bền vững.