Bước Đầu Nghiên Cứu Đề Xuất Khung Đánh GIá Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Đa Dạng Sinh Học

Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong những năm gần đây, BĐKH có những ảnh hưởng rõ rệt đối với đời sống kinh tế, xã hội, môi trường và đặc biệt là đa dạng sinh học (ĐDSH). Một số các ảnh hưởng/tác động của BĐKH được nhận diện cụ thể ở Việt Nam cho...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Hoàng, Văn Thắng, Nguyễn, Xuân Dũng
Format: Article
Published: Đại học Quốc Gia Hà Nội 2016
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10198
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Description
Summary:Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong những năm gần đây, BĐKH có những ảnh hưởng rõ rệt đối với đời sống kinh tế, xã hội, môi trường và đặc biệt là đa dạng sinh học (ĐDSH). Một số các ảnh hưởng/tác động của BĐKH được nhận diện cụ thể ở Việt Nam cho thấy nước biển dâng và nhiệt độ tăng đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến ĐDSH các hệ sinh thái (HST) và các loài. Một số tác động như: xâm nhập mặn tác động tới nhiều loài động, thực vật nư¬ớc ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nư¬ớc ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. Mực nước biển dâng lên cùng với c¬ường độ của bão tố tăng sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật trong đó. Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST. Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển. Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu. Một số loài có thể sẽ bị biến mất, nhất là các loài rất nguy cấp quý hiếm chỉ còn sống sót ở một địa điểm nhất định. Các nhà khoa học Việt Nam đã chứng minh được cùng với sự ấm lên của Trái đất, nhiều loài cây trên dãy Hoàng Liên Sơn đang phải lên phân bố ở vùng cao hơn để tồn tại. Một số loài hiện đang “dịch chuyển” dần lên cao. Một nghiên cứu cho thấy sự suy giảm đáng kể về diện tích của 5 loài cỏ biển ở Cát Bà và Hạ Long do thay đổi nhiệt độ. Nhằm nghiên cứu, tìm hiểu cách tiếp cận cũng như phương pháp luận của đánh giá tác động của BĐKH đến ĐDSH, bước đầu khung đánh giá được đề xuất bao gồm các bước cụ thể: xác định các vùng ĐDSH cao, các lớp thông tin, dữ liệu kèm theo và thể hiện trên bản đồ với tỷ lệ thích hợp cho Việt Nam; vùng BĐKH lớn, các lớp thông tin, dữ liệu kèm theo và thể hiện trên bản đồ với tỷ lệ thích hợp cho Việt Nam; chồng ghép xác định vùng ưu tiên có ĐDSH cao và BĐKH lớn; thực hiện đánh giá tác động của BĐKH thông qua phương pháp đánh giá định tính bằng ma trận đánh giá tại các vùng ưu tiên được lựa chọn. Việc nghiên cứu phương pháp luận và phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến ĐDSH tại Việt Nam là cơ sở khoa học và nền tảng cho việc cụ thể hóa các tác động đối với HST và loài tại các vùng của Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH giảm thiểu và thích ứng với BĐKH phục vụ công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH.