Cơ sở khoa học Và Phương pháp luận xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam

Các cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt quy trình chung xây dựng Quy hoạch tổng thể Bảo tồn Đa dạng sinh học của cả nước đã được trình bày trong báo cáo, tuy là kết quả ban đầu, nhưng bảo đảm tính khoa học, hệ thống, nhất là tạo được cơ sở để thời gian tới trực tiếp thực hiện việc quy hoạch bảo tồ...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Phạm, Bình Quyền, Lê, Thanh Bình
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10230
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Các cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt quy trình chung xây dựng Quy hoạch tổng thể Bảo tồn Đa dạng sinh học của cả nước đã được trình bày trong báo cáo, tuy là kết quả ban đầu, nhưng bảo đảm tính khoa học, hệ thống, nhất là tạo được cơ sở để thời gian tới trực tiếp thực hiện việc quy hoạch bảo tồn. Quy hoạch Đa dạng sinh học là xác định khung về nội dung, phân bố không gian và kế hoạch thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học theo thời gian của các hoạt động bảo tồn khác. Quy hoạch Đa dạng sinh học là công cụ thiết yếu để quản lý hiệu quả từng khu bảo tồn và cả toàn bộ hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học của cả nước phải căn cứ vào Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia; Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia; Quy hoạch Sử dụng đất của cả nước; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Quá trình lập quy hoạch thường được chia thành 5 bước: chuẩn bị; đề xuất quy hoạch; lập quy hoạch; phê duyệt; thực hiện và giám sát. Có 3 nhóm, 3 chủ thể chính tham gia xây dựng quy hoạch bảo tồn với vai trò và trách nhiệm khác nhau: Cơ quan thẩm quyền, Tổ công tác liên ngành và Cộng đồng.