Tiềm năng bảo tồn thiên nhiên tại các vùng cận biên giới và gợi ý cho vùng biển Việt Nam
Theo định nghĩa của IUCN, khu bảo tồn xuyên biên giới (liên quốc gia) (Transboundary Protected Area – TBPA) là: “Một khu TBPA là vùng trên đất liền hay trên biển có hai hoặc nhiều đường biên giới chung giữa các quốc gia, các đơn vị lãnh thổ như tỉnh, vùng, vùng tự trị hoặc các vùng nằm ngoài giới...
Saved in:
Main Authors: | , , , , , |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Conference or Workshop Item |
Language: | Vietnamese |
Published: |
2016
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10234 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Theo định nghĩa của IUCN, khu bảo tồn xuyên biên giới (liên quốc gia) (Transboundary
Protected Area – TBPA) là: “Một khu TBPA là vùng trên đất liền hay trên biển có hai hoặc
nhiều đường biên giới chung giữa các quốc gia, các đơn vị lãnh thổ như tỉnh, vùng, vùng tự
trị hoặc các vùng nằm ngoài giới hạn chủ quyền và phạm vi quốc gia, có vai trò bảo tồn đa
dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa, được hợp tác quản lý
thông qua luật pháp hoặc các biện pháp khác” (IMO, 2007; Sandwith và cs., 2001; IUCN và
WCPA, 2011; WWF, 2006).
Thành lập khu bảo tồn liên quốc gia trên đất liền và trên biển nhằm cải thiện mối quan hệ và
công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quốc tế. Các hệ sinh thái và động thực vật hoang dã
ở đây không có ranh giới chính trị, đặc biệt trên biển và đại dương. Do vậy, quản lý và bảo
vệ thiên nhiên phải được coi là nhiệm vụ quốc tế, của khu vực và của các quốc gia láng
giềng, đặc biệt tại các vùng biên giới tiếp giáp.
Hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đã phát triển mạnh và luôn được coi là vấn đề quan
trọng trong các đàm phán ngoại giao, đa phương và song phương. Rất nhiều công ước quốc
tế quy mô toàn cầu, khu vực đã được ký kết như Công ước Di sản, Công ước Ramsar, Công
ước Đa dạng sinh học, Chương trình Ủy ban Sinh quyển MAB của UNESCO…
Các khu TBPA có lịch sử phát triển đã gần 80 năm. Năm 1932, có Khu TBPA của Mỹ –
Canađa đầu tiên được thành lập mang tên Waterton – Glacier. Đến năm 2007, danh mục
TBPA của thế giới được gồm 227 TBPA và 3.043 khu vực được bảo vệ thành phần.
Việt Nam, với diện tích biển rộng và đường biên giới trên biển dài hơn 3.200 km, chúng ta
có cơ hội hợp tác về bảo tồn tài nguyên (BTTN) biển với nhiều quốc gia láng giềng như
Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Campuchia, Inđônêxia, Thái Lan... Tuy nhiên, hiện tại
chúng ta chưa có những đề xuất TBPA cho các vùng biển, trong khi đó trên thế giới đã và
đang phát triển mạnh, nhằm đồng quản lý tài nguyên biển tốt hơn (Dư Văn Toán, 2011;
IMO, 2007) |
---|