Chính sách quản lý rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ xưa đến nay rừng luôn đóng vai trò quan trọng đối với môi trường cũng như sự sống của con người. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, sự gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của Việt Nam trong những thập niên vừa qua đã gây sức ép lên môi trường, khiến ch...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Thị Mỹ Vân
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: CRES, VNU 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10401
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Từ xưa đến nay rừng luôn đóng vai trò quan trọng đối với môi trường cũng như sự sống của con người. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, sự gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của Việt Nam trong những thập niên vừa qua đã gây sức ép lên môi trường, khiến cho tài nguyên rừng của Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Số liệu thống kê cho thấy trong vòng 15 năm từ 1976 đến 1990, Việt Nam đã mất hơn 2,6 triệu ha rừng, chiếm khoảng 24% tổng diện tích rừng tự nhiên của cả nước [Nguyễn Quang Tân và Thomas Sikor, 2012]. Diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp đã kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ về vấn đề môi trường, mà còn ảnh hưởng đến sự sinh tồn của hơn 25 triệu người dân Việt Nam, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trước thực trạng đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạn chế sự suy thoái rừng và quản lý bền vững hơn nguồn tài nguyên quý giá này. Trong đó, giao đất giao rừng (GĐGR) là một chính sách lớn được thế giới đánh giá là một kỳ tích của Chính phủ Việt Nam trong quản lý rừng và có tác động nhiều nhất đến sinh kế của người dân.