Nghiên Cứu Và Đề Xuất Phương Pháp Đánh Giá Nhanh Tính Kết Nối Sinh Thái Của Các Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới Tại Việt Nam

Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu và đề xuất một phương pháp đánh giá nhanh được thực hiện trên 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thực tế quản lý các khu dự trữ sinh quyển, nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học. Phương pháp đánh giá nhanh tính kết nối si...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Hoàng Trí
Format: Article
Published: 2016
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10541
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Description
Summary:Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu và đề xuất một phương pháp đánh giá nhanh được thực hiện trên 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thực tế quản lý các khu dự trữ sinh quyển, nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học. Phương pháp đánh giá nhanh tính kết nối sinh thái (Ecological Connectivity) dựa trên sự lựa chọn và cho điểm các nhân tố điều kiện môi trường sống, bao gồm: diện tích, sự có mặt của con người, đa dạng sinh học, nhu cầu kết nối, dạng kết nối, phân tầng thực vật và thực vật bản địa. Để dễ dàng cho việc so sánh, đánh giá giữa các khu dự trữ sinh quyển, mỗi nhân tố được cho điểm từ thấp nhất (1) đến cao nhất (8) theo thang 1-8. Hiệu quả tính kết nối của mỗi khu vực được xác định bằng tổng số điểm của mỗi khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả kết nối sinh thái được thể hiện cao nhất tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. Khi tính kết nối sinh thái được đảm bảo, thì môi trường sống được duy trì và đa dạng sinh học được bảo tồn. Việc kết nối giữa 3 vùng lõi (Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai và Khu Bảo tồn Đất ngập nước Nội địa Trị An) với đa dạng môi trường sống và cảnh quan, đã mang lại khả năng duy trì đa dạng sinh học cao của vùng sinh quyển rộng lớn này. Mặc dù có tổng số điểm thấp nhất (15), Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ vẫn thể hiện sự cần thiết và hiệu quả của tính kết nối sinh thái, đặc biệt là sự kết nối giữa vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Như vậy, kết quả nghiên cứu đã mang lại giá trị so sánh giữa các khu dự trữ sinh quyển trong việc phân vùng chức năng để duy trì tính kết nối sinh thái. Các nhà quản lý có thể dựa vào kết quả này để thấy rõ những thách thức và khó khăn cũng như ưu thế của khu vực mình để có thể thiết kế những kế hoạch quản lý cho phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá nhanh cũng thể hiện những bất cập do hạn chế về đo đạc và phụ thuộc nhiều vào trọng số, nên kết quả chỉ mang tính tham khảo, cần nhiều số liệu thực địa để bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện.