Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang

Hà Giang; và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các loại hình Hợp tác xa trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tính đến năm 2010 toàn tỉnh có 639 HTX được chuyển đổi và thành lập mới, tốc độ tăng trưởng 109 %, tương đương 321 HTX so với năm 2006, đến năm 2013 số lượng HTX đã đạt con số 740 tăng 5,2% với...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Chu, Hoàng Hiệp
Format: Theses and Dissertations
Published: ĐHQG 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10869
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Description
Summary:Hà Giang; và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các loại hình Hợp tác xa trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tính đến năm 2010 toàn tỉnh có 639 HTX được chuyển đổi và thành lập mới, tốc độ tăng trưởng 109 %, tương đương 321 HTX so với năm 2006, đến năm 2013 số lượng HTX đã đạt con số 740 tăng 5,2% với năm 2010. Số hợp tác xã thành lập mới giai đoạn từ 2006-2013, chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải và tập trung chủ yếu ở các khu vực thị trấn, nơi tập trung khu dân cư và ở một số nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng và thế mạnh để phát triển. Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu so với yêu cầu nhiệm vụ quản lý của HTX. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh, Loại hình HTX Giao thông vận tải có doanh thu và lợi nhuận bình quân cao nhất, tiếp đến là nhóm HTX hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN; Xây dựng; Thương mại tổng hợp, nhóm loại hình HTX Nông nghiệp có doanh thu và lợi nhuận thấp nhất. Kết quả nghiên cứu Đề tài đã đưa ra được một số nhận định về sự phát triển các loại hình Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang đó là Thứ nhất, tốc độ phát triển nhanh về số lượng HTX Thứ hai, các HTX trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số hiệu quả nhất định trong sản xuất kinh doanh được thể hiện qua các tiêu chí doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và nguồn vốn. Thứ ba, các HTX đã làm tốt một số dịch vụ có hiệu quả đối với nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu của xã viên: Thứ tư, Hiệu quả rõ nét nhất về mặt xã hội là tạo công ăn việc làm cho xã viên và người lao động. Điều này được thể hiện ở tổng số xã viên, số lao độnglà xã viên HTX. Đề tài đã đánh giá một số hạn chế trong phát triển các loại hình HTX ở tỉnh Hà Giang đó là: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành trong các HTX còn yếu ; Nhiều HTX tổ chức và hoạt động chưa tuân thủ đầy đủ các qui định của Luật HTX; Nhiều HTX nông nghiệp chuyển đổi còn hình thức, chưa đảm bảo đầy đủ yêu cầu của Luật HTX; Các HTX trên địa bàn tỉnh chưa có bước đột phá trong việc cải tiến kỹ thuật, chất lượng hoạt động còn thấp, còn khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Từ thực trang phát triển các loại hình HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2013 với mục tiêu Nâng cao hiệu quả hoạt động của các các loại hình HTX nhằm góp phần vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Giang dần hợp lý hơn trong thời kỳ 2015- 2020. Phát triển có chọn lọc về loại hình HTX để tạo tiềm lực có thế và lực phát triển trong giai đoạn 2015 - 2020. Đề tài đã đưa ra 4 nhóm giải pháp chủ yếu sau: + Giải pháp về Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh +Nhóm giải pháp phát triển các loại hình HTX phân theo lĩnh vực kinh tế và địa bàn hoạt động + Nhóm giải pháp đột phá + Nhóm giải pháp khác