Nghiên cứu khảo sát tần suất alen 15 locus đa hình STR ở quần thể người Việt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát tần suất alen của 15 locus đa hình STR: D5S818, D7S820, D13S317, CSF1PO, TPOX, TH01, D16S539, D3S1358, vWA, F13B, FES/FPS, LPL, F13A01, D8S1179 và HPRTB ở 250 cá thể người Việt. Các phương pháp sử dụng bao gồm kỹ thuật PCR, kỹ thuật điện di nhuộm bạ...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Lê, Thị Bích Trâm, Trần, Trọng Hội, Bùi, Nguyên Hải, Nguyễn, Thị Thu Hoài, Đinh, Đoàn Long, Trịnh, Đình Đạt
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11215
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát tần suất alen của 15 locus đa hình STR: D5S818, D7S820, D13S317, CSF1PO, TPOX, TH01, D16S539, D3S1358, vWA, F13B, FES/FPS, LPL, F13A01, D8S1179 và HPRTB ở 250 cá thể người Việt. Các phương pháp sử dụng bao gồm kỹ thuật PCR, kỹ thuật điện di nhuộm bạc, phương pháp đọc kiểu gen dựa trên thang alen chuẩn, tính toán các chỉ số dựa trên phương pháp thống kê. Tần suất phân bố alen của 15 locus đều phù hợp với phân bố lý thuyết theo định luật Hardy Weinberg. Kết quả đã phát hiện được 106 alen của 15 locus với tần suất phân bố từ 0,2% đến 68,8%. Có 12 alen hiếm trong số 106 alen đã được xác định với tần suất 0,2%. Phân bố tần suất alen có sự khác biệt ở 4/15, 9/15 và 7/15 locus khi lần lượt so sánh với tần suất phân bố ở các quần thể người Hán - Trung Quốc, người Ba Lan (khu vực miền Bắc) và người Mỹ (gốc Phi). Khả năng phân biệt đạt được ở tổ hợp 15 locus là 0,999999999999984. Có thể sử dụng 15 locus đa hình đã nghiên cứu trong ứng dụng nhận dạng cá thể và xác định huyết thống ở quần thể người Việt.