Cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ thanh niên khuyết tật vận động tại Hà Nội (Nghiên cứu tại Hội thanh niên khuyết tật Hà Nội)

Kết quả nghiên cứu cho thấy những nữ thanh niên khuyết tật vận động đang phải đối mặt với nhiều rào cản khác nhau về quan niệm, thái độ xã hội và thể chất trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS. Người khuyết tật được coi là những người không có nhu cầu, không quan tâm và không có khả năng...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Đặng, Huyền Trang
Other Authors: Đặng, Cảnh Khanh
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/12606
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Kết quả nghiên cứu cho thấy những nữ thanh niên khuyết tật vận động đang phải đối mặt với nhiều rào cản khác nhau về quan niệm, thái độ xã hội và thể chất trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS. Người khuyết tật được coi là những người không có nhu cầu, không quan tâm và không có khả năng sinh sản. Đặc biệt, sự e ngại vì là nữ giới, bị khiếm khuyết một phần cơ thể cùng với niềm tin cho rằng đứa con của người mẹ khuyết tật sinh ra sẽ bị khuyết tật cũng là yếu tố ngăn cản nữ thanh niên khuyết tật vận động chủ động tìm kiếm các cơ hội để thực hiện khát khao làm vợ, làm mẹ. Bên cạnh đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản của người khuyết tật vốn không được để ý đến khiến cho vấn đề đi lại nơi công cộng, cơ sở vật chất tại cơ sở y tế đều trở thành rào cản đối với họ. Trong phần thực hành, tác giả đã chứng minh hiệu quả của mô hình công tác xã hội cá nhân khi can thiệp với một thân chủ là nữ thanh niên khuyết tật vận động nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của thân chủ với vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản. Kết quả là thân chủ vượt qua được những rào cản tâm lý của bản thân, đồng thời gia đình thân chủ cũng đã quan tâm hơn, chủ động hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ thân chủ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cuối cùng, tác giả đưa ra những khuyến nghị về việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cán bộ y tế, gia đình và người nữ khuyết tật vận động về sức khỏe sinh sản của người khuyết tật, cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật, vận động các chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật và bổ sung đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ bệnh nhân là người khuyết tật tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản