"HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG" (1972) VÀ THÔNG ĐIỆP CHO HẬU THẾ

Như đã biết, đến năm 1972, sau nhiều năm với những nỗ lực tột bậc trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ trượt dài theo thất bại và buộc phải đi đến Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Trải qua gần 5 năm thương lượng với hơn 200 phiên họp công khai và hơn 20 cuộc gặp riêng, ngày 17/10/1972, Phái đ...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Trịnh, Vương Hồng
Other Authors: Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình
Format: Article
Language:6 tr.
Published: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển 2015
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/129
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: 6 tr.
Description
Summary:Như đã biết, đến năm 1972, sau nhiều năm với những nỗ lực tột bậc trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ trượt dài theo thất bại và buộc phải đi đến Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Trải qua gần 5 năm thương lượng với hơn 200 phiên họp công khai và hơn 20 cuộc gặp riêng, ngày 17/10/1972, Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Phái đoàn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã đạt được thoả thuận toàn bộ nội dung hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Theo đó, hiệp định sẽ được ký tắt tại Hà Nội vào ngày 22/10/1972 và ký chính thức tại Pa-ri ngày 31/10/1972. Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn đã lợi dụng thoả thuận đó, tung ra đợt tuyên truyền rằng “Hoà bình đã ở trong tầm tay” nhằm lấy lòng cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/1972. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, sau khi trúng cử tổng thống nhiệm kỳ 2 (1973 - 1976), R. Ních-xơn đã lật lọng, mà báo chí phương Tây đương thời gọi là cú “lừa dối thế kỷ”, bằng việc đòi sửa đổi nhiều điểm quan trọng trong bản Dự thảo hiệp định mà trước đó Mỹ đã chấp thuận; đồng thời “Mỹ hoá” trở lại cuộc chiến tranh, tới tấp đưa vũ khí, trang bị cho chính quyền Thiệu hòng giành ưu thế trên chiến trường, gây sức ép mạnh trên bàn hội nghị. Ngày 14/12/1972, Mỹ gửi điện cho Hà Nội, yêu cầu nối lại các cuộc thương lượng trong vòng 72 giờ (tức đến hết ngày 17), nếu không họ sẽ sẵn sàng ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam. Đây thực chất là một tối hậu thư, đặt Chính phủ ta vào thế vô cùng bất lợi nếu chấp nhận. Đương nhiên, điều đó không thể xảy ra. Bởi, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm đã dự tính về một tình huống tương tự nên đã kịp thời lãnh đạo quân và dân ta chuẩn bị, sẵn sàng và kiên quyết đánh trả cuộc tiến công của địch. Trong suốt 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, R. Ních-xơn đã cho tiến hành cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và khu vực lân cận. Hành động này của Mỹ đã bị báo chí phương Tây mỉa mai là nhằm buộc một kẻ thù bị đánh phải bò lê đến bàn hội nghị để chấp nhận những điều kiện do Mỹ đưa ra (!)