Tác động của tham nhũng tới luồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2004-2010

Tham nhũng đang là hiện tượng phức tạp và tác động đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Có 2 luồng quan điểm khác nhau về tác động của tham nhũng tới nền kinh tế: thứ 1 cho rằng tham nhũng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, giáo dục, chất lượng cơ sở hạ tầng và đầu tư công nhưng quan điểm đố...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Lê, Thị Hải Yến, Chu, Thị Nhường
Format: Article
Language:other
Published: ĐHQG 2016
Subjects:
FDI
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/12942
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: other
Description
Summary:Tham nhũng đang là hiện tượng phức tạp và tác động đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Có 2 luồng quan điểm khác nhau về tác động của tham nhũng tới nền kinh tế: thứ 1 cho rằng tham nhũng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, giáo dục, chất lượng cơ sở hạ tầng và đầu tư công nhưng quan điểm đối lập thì cho rằng tham nhũng tác động tích cực đối với các doanh nghiệp khi mà nó giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhiều hơn khi chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí nhỏ để có được những thông tin và đặc lợi quan trọng. Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đang ngày càng trở nên trầm trọng và theo như khảo sát thì có tới 80% doanh nghiệp phàn nàn về chi phí bôi trơn và cho rằng tham nhũng là một cản trở lớn. Xuất phát từ các quan điểm trái ngược nhau về tham nhũng cũng như thực trạng tham nhũng của Việt Nam, bài nghiên cứu muốn tập trung vào làm sáng tỏ “ Tác động của tham nhũng tới dòng vốn FDI vào Việt Nam và đo lường tác động của tham nhũng tới FDI: khi tham nhũng tăng 1 điểm thì FDI tăng bao nhiêu?”. Để trả lời cho câu hỏi này, bài nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng với các biến là các nhân tố tác động đến FDI: tham nhũng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ giá hối đoái. Và kết quả mà nhóm thu được là “ tham nhũng tác động cùng chiều với FDI và khi tham nhũng tăng lên 1 điểm thì FDI sẽ tăng lên 18.0166%”. Để lý giải cho nghịch lý này, nhóm đưa ra 2 lý giải: (1) hiện giờ các nhà đầu tư còn bị thu hút bởi những chính sách ưu đãi về thuế và lao động giá rẻ nên những tác động của tham nhũng còn mờ nhạt thậm chí là có tác động tích cực, (2) Mối quan hệ làm ăn ở Việt Nam dựa trên mối quan hệ “nhất thân nhì quen” vì vậy mà những doanh nghiệp nào có được mối quan hệ với các cán bộ, quan chức thì sẽ thu được nhiều đặc lợi hơn. Thế nhưng mô hình của bài nghiên cứu còn có một số hạn chế: số quan sát ít và trong thời gian ngắn nên chưa phản ánh được nhiều biến động của các biến, chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch thế giới ít thay đổi trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010 và cuối cùng là do thiếu số liệu nên nhóm đã sử dụng phương pháp trung bình hóa để có số liệu tham nhũng và lao động các quý. Chính những yếu tố trên có thể khiến cho mô hình có thể không đạt được kết quả tốt nhất. Với những hạn chế trên thì thời gian tới nhóm sẽ hoàn thiện bộ số liệu và phát triển đề tài hơn nữa: dự báo tác động của tham nhũng trong điều kiện các chính sách ưu đãi không còn phát huy tác dụng.