DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ VỚI THĂNG LONG - HÀ NỘI

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 1.400km2 . Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam. Phía đông bắc và đông giáp tỉnh Nam Định, có sông Đáy làm địa giới. Phía đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, bờ biển dài 14,7km. Phía tây nam giáp tỉnh Thanh Hoá, có hệ thống đồi núi Nho Quan - Tam Điệp là...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Other Authors: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Bình
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển 2015
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/148
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 1.400km2 . Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam. Phía đông bắc và đông giáp tỉnh Nam Định, có sông Đáy làm địa giới. Phía đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, bờ biển dài 14,7km. Phía tây nam giáp tỉnh Thanh Hoá, có hệ thống đồi núi Nho Quan - Tam Điệp làm địa giới. Phía tây bắc giáp tỉnh Hoà Bình. Địa hình tỉnh Ninh Bình hình thành ba vùng: phía tây và tây bắc là vùng đồi núi, có rừng nguyên sinh Cúc Phương (nay là Vườn quốc gia Cúc Phương) và những dãy núi trùng điệp; phía đông và đông nam là vùng đồng bằng và vùng ven biển do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp, vùng đất mở ven biển Kim Sơn hàng năm “tiến” ra biển từ 80 đến 100m tạo nên vùng đất mới phì nhiêu màu mỡ. Do được ưu đãi của thiên nhiên, vùng đất Ninh Bình có sơn thanh, thủy tú, là một trong những nơi có sự hội tụ của khí thiêng sông núi, vì vậy đất Ninh Bình được coi là nơi “địa linh nhân kiệt”. Nơi đây đã sinh ra những con người kiệt xuất, có vai trò và ảnh hưởng to lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tiêu biểu nhất là Đinh Tiên Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên thiết lập chế độ phong kiến tập quyền, mở đầu thời kỳ phong kiến độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nơi đây còn có những địa danh ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Kinh đô Hoa Lư (sau này là Cố đô Hoa Lư). Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đã chọn vùng đất Hoa Lư làm Kinh đô nhằm đảm bảo cho sự ổn định để xây dựng đất nước.