Carbon (Kỷ - Hệ)
Carbon là kỷ (hệ) thứ năm của Paleozoi và là một kỷ (hệ) lớn trong lịch sử địa chất, kéo dài đến 60 triệu năm, từ cách nay 359,2 triệu năm đến cách nay 299 triệu năm. Hệ do W. Conybeare và W. Phillips đề xuất năm 1822 với tên gọi là Carboniferous (tức Tầng chứa than). Với tên gọi “Tầng chứa than” hệ...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H. : ĐHQGHN
2017
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18015 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Carbon là kỷ (hệ) thứ năm của Paleozoi và là một kỷ (hệ) lớn trong lịch sử địa chất, kéo dài đến 60 triệu năm, từ cách nay 359,2 triệu năm đến cách nay 299 triệu năm. Hệ do W. Conybeare và W. Phillips đề xuất năm 1822 với tên gọi là Carboniferous (tức Tầng chứa than). Với tên gọi “Tầng chứa than” hệ Carbon phản ảnh sự phát triển của giới thực vật tạo nguyên liệu thành tạo than đá. Cùng với sự phát triển phong phú thực vật là sự tiến hóa và phát triển của giới động vật. Nghiên cứu ở vùng bắc nước Anh W. Conybeare và W. Phillips nhận thấy “Tầng chứa than” luôn luôn nằm trực tiếp trên một tầng đá vôi. Quang cảnh như vậy cũng gặp ở các nước Tây Âu lục địa và được xác định là đá vôi thuộc tướng biển, còn “Tầng chứa than” thuộc trầm tích vụn chứa những vỉa than đá, từ đó Carbon được phân thành hai – Carbon hạ hay Dinanti và Carbon thượng hay Silesi. Do Carbon thượng ở Tây Âu thuộc tướng lục địa nên việc phân chia và đối sánh địa tầng không thuận. Các nhà địa chất Nga đã có cống hiến quan trọng cho việc phân chia địa tầng của hệ Carbon dựa trên trầm tích chứa phong phú hóa thạch biển ở Nga, mà trước hết là ở ngoại vi Moskva. Từ đó hệ Carbon được phân thành ba thống – hạ, trung và thượng. Hiện nay trừ hai bậc Tournais và Vise của Carbon hạ, các bậc khác của hệ Carbon đều có xuất xứ từ Nga [Bảng 1]. Trong khi đó ở Bắc Mỹ, tương ứng với Carbon là hai hệ Mississippi và Pennsylvan. Mississippi do A. Winchell đề nghị (năm 1869) tương ứng với Carbon hạ và Pennsylvan do H. S. Williams đề nghị (năm 1891), tương ứng với Carbon thượng ở Tây Âu. Năm 2008, Ủy ban Địa tầng Quốc tế đưa ra một sơ đồ dường như mang tính chất thỏa hiệp, theo đó hệ Carbon được phân thành hai phụ hệ từ dưới lên trên – phụ hệ Mississippi và phụ hệ Pennsylvan [Bảng 1], mỗi phụ hệ chia ra các thống hạ, trung, thượng gần tương đương như các bậc, trừ thống thượng của Pennsylvan gồm hai bậc là Kasimov và Gzhel. Cùng với sự phân chia hệ Carbon làm hai thống với 7 bậc, Ủy ban Địa tầng Quốc tế cũng xác định thống nhất ranh giới dưới và trên của hệ. Theo đó, ranh giới dưới của hệ Carbon, cũng là ranh giới dưới của bậc Tournais, được xác định trên cơ sở mặt cắt ở Nam Pháp (Montagne Noire) bằng sự xuất hiện đầu tiên của đới Răng nón Siphonodella sulcata. Ranh giới trên của hệ Carbon, cũng là ranh giới dưới của hệ Permi, dựa trên mặt cắt ở Bắc Kazakhstan (thuộc nam dãy núi Ural), được xác định bằng sự xuất hiện đầu tiên của đới hình thái Răng nón Streptognathodus “wabaunsensis”. Kỷ Carbon có sự phát triển phong phú và đa dạng cả động vật cả ở biển và trên cạn, đặc biệt là sự phát triển phong phú thực vật trên cạn thân mộc. Về hoạt động địa chất, trong kỷ Carbon diễn ra sự xô húc của các mảng gây nên tạo núi Varisci (Hercyni) và xúc tiến mạnh mẽ sự hình thành siêu lục địa Pangea. |
---|