Môi trường địa chất

Khái niệm môi trường đã được ra đời và sử dụng trong hơn 40 năm qua (Hrasna, 2002). Khái niệm về môi trường (tự nhiên) đầu tiên được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới được đưa ra bởi giáo sư Wik, người Na Uy, là: môi trường là một phần của vũ trụ mà ở đó có sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Mai, Trọng Nhuận, Nguyễn, Thị Thu Hà
Format: Article
Language:other
Published: H. : ĐHQGHN 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18161
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: other
id oai:112.137.131.14:VNU_123-18161
record_format dspace
spelling oai:112.137.131.14:VNU_123-181612017-04-12T09:31:36Z Môi trường địa chất Mai, Trọng Nhuận Nguyễn, Thị Thu Hà Địa chất Địa chất môi trường Tai biến Khái niệm môi trường đã được ra đời và sử dụng trong hơn 40 năm qua (Hrasna, 2002). Khái niệm về môi trường (tự nhiên) đầu tiên được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới được đưa ra bởi giáo sư Wik, người Na Uy, là: môi trường là một phần của vũ trụ mà ở đó có sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên với con người, đó là nơi mà con người khai thác, sử dụng và thích ứng. Là một hợp phần của môi trường nói chung, môi trường địa chất được định nghĩa là một phần của thạch quyển, nơi tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, cũng là nơi mà con người đang khai thác và biến đổi nó (Hrasna, 2002). Môi trường sống của con người bao gồm nhiều nhóm yếu tố và điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau. Một trong những yếu tố và điều kiện tự nhiên đặc biệt quan trọng tạo nên môi trường nói trên là môi trường địa chất. Ở đây môi trường địa chất không chỉ bao gồm các yếu tố hợp thành của trái đất như khoáng sản, đá, trầm tích, đất, nước mà còn bao gồm cả địa hình, bề mặt của Trái Đất và đặc biệt là những quá trình làm biến đổi Trái Đất. Môi trường địa chất cung cấp cho con người tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, là nền móng cho mọi thành tạo nhân sinh (cơ sở hạ tầng, nhà ở, đô thị, khu công nghiệp...), là nơi chứa đựng và tiêu huỷ chất thải. Mặt khác, môi trường địa chất còn là nơi phát sinh và xảy ra những tai biến rất nguy hiểm như động đất, núi lửa, lũ lụt.... Như vậy, môi trường địa chất vừa là nơi chứa đựng tài nguyên địa chất vừa là nơi xảy ra các tai biến nhưng lại vô cùng cần thiết cho cuộc sống con người. Môi trường địa chất là nơi con người sinh ra, tồn tại và tiến hành mọi hoạt động phát triển để duy trì và nâng cao cuộc sống của mình. Môi trường địa chất là lãnh thổ và là lãnh hải của mỗi quốc gia. Vì chứa đựng rất nhiều các yếu tố và hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống và sự phát triển của con người nên khái niệm môi trường địa chất cũng rất đa dạng và phụ thuộc vào mối quan tâm của từng chuyên ngành hoặc hướng nghiên cứu. Ví dụ, theo Xergeev (1978) trong cuốn “Địa chất công trình” thì “môi trường địa chất là bất kì lớp đất đá hay thổ nhưỡng nào tạo nên phần trên cùng của thạch quyển, được xem như một hệ thống nhiều thành phần chịu tác động của các hoạt động kinh tế hoặc xây dựng của con người làm thay đổi các quá trình địa chất tự nhiên và làm xuất hiện các quá trình nhân sinh mới”. Còn trong lĩnh vực địa chất y học, Komatina (2004) cho rằng “môi trường địa chất là phần trên cùng của thạch quyển, nơi chứa đựng các hoạt động của con người và được tạo thành bởi năm hợp phần chính, bao gồm: đá, đất, nước ngầm, khí và các vi sinh vật. Các hợp phần này tương tác với nhau để tạo ra một trạng thái cân bằng động”. Như vậy, mọi khái niệm đưa ra chỉ mang tính chất tương đối ở một thời điểm nào đó và phụ thuộc rất nhiều vào mục đích hoặc đối tượng nghiên cứu hoặc sử dụng. Tuy nhiên, nói chung môi trường địa chất là phần trên cùng của vỏ Trái Đất mà con người có thể chiếm cứ, khai thác để tồn tại và phát triển, bao gồm khoáng sản, đá, trầm tích, thổ nước, nước dưới đất, nơi xảy ra và chịu tác động của các quá trình địa chất và các tai biến thiên nhiên, ảnh hưởng tới cuộc sống và hoạt động của con người 2017-03-15T04:22:35Z 2017-03-15T04:22:35Z 2017 Article tr. 986-991 http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18161 other application/pdf H. : ĐHQGHN
institution Vietnam National University, Hanoi
building VNU Library & Information Center
country Vietnam
collection VNU Digital Repository
language other
topic Địa chất
Địa chất môi trường
Tai biến
spellingShingle Địa chất
Địa chất môi trường
Tai biến
Mai, Trọng Nhuận
Nguyễn, Thị Thu Hà
Môi trường địa chất
description Khái niệm môi trường đã được ra đời và sử dụng trong hơn 40 năm qua (Hrasna, 2002). Khái niệm về môi trường (tự nhiên) đầu tiên được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới được đưa ra bởi giáo sư Wik, người Na Uy, là: môi trường là một phần của vũ trụ mà ở đó có sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên với con người, đó là nơi mà con người khai thác, sử dụng và thích ứng. Là một hợp phần của môi trường nói chung, môi trường địa chất được định nghĩa là một phần của thạch quyển, nơi tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, cũng là nơi mà con người đang khai thác và biến đổi nó (Hrasna, 2002). Môi trường sống của con người bao gồm nhiều nhóm yếu tố và điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau. Một trong những yếu tố và điều kiện tự nhiên đặc biệt quan trọng tạo nên môi trường nói trên là môi trường địa chất. Ở đây môi trường địa chất không chỉ bao gồm các yếu tố hợp thành của trái đất như khoáng sản, đá, trầm tích, đất, nước mà còn bao gồm cả địa hình, bề mặt của Trái Đất và đặc biệt là những quá trình làm biến đổi Trái Đất. Môi trường địa chất cung cấp cho con người tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, là nền móng cho mọi thành tạo nhân sinh (cơ sở hạ tầng, nhà ở, đô thị, khu công nghiệp...), là nơi chứa đựng và tiêu huỷ chất thải. Mặt khác, môi trường địa chất còn là nơi phát sinh và xảy ra những tai biến rất nguy hiểm như động đất, núi lửa, lũ lụt.... Như vậy, môi trường địa chất vừa là nơi chứa đựng tài nguyên địa chất vừa là nơi xảy ra các tai biến nhưng lại vô cùng cần thiết cho cuộc sống con người. Môi trường địa chất là nơi con người sinh ra, tồn tại và tiến hành mọi hoạt động phát triển để duy trì và nâng cao cuộc sống của mình. Môi trường địa chất là lãnh thổ và là lãnh hải của mỗi quốc gia. Vì chứa đựng rất nhiều các yếu tố và hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống và sự phát triển của con người nên khái niệm môi trường địa chất cũng rất đa dạng và phụ thuộc vào mối quan tâm của từng chuyên ngành hoặc hướng nghiên cứu. Ví dụ, theo Xergeev (1978) trong cuốn “Địa chất công trình” thì “môi trường địa chất là bất kì lớp đất đá hay thổ nhưỡng nào tạo nên phần trên cùng của thạch quyển, được xem như một hệ thống nhiều thành phần chịu tác động của các hoạt động kinh tế hoặc xây dựng của con người làm thay đổi các quá trình địa chất tự nhiên và làm xuất hiện các quá trình nhân sinh mới”. Còn trong lĩnh vực địa chất y học, Komatina (2004) cho rằng “môi trường địa chất là phần trên cùng của thạch quyển, nơi chứa đựng các hoạt động của con người và được tạo thành bởi năm hợp phần chính, bao gồm: đá, đất, nước ngầm, khí và các vi sinh vật. Các hợp phần này tương tác với nhau để tạo ra một trạng thái cân bằng động”. Như vậy, mọi khái niệm đưa ra chỉ mang tính chất tương đối ở một thời điểm nào đó và phụ thuộc rất nhiều vào mục đích hoặc đối tượng nghiên cứu hoặc sử dụng. Tuy nhiên, nói chung môi trường địa chất là phần trên cùng của vỏ Trái Đất mà con người có thể chiếm cứ, khai thác để tồn tại và phát triển, bao gồm khoáng sản, đá, trầm tích, thổ nước, nước dưới đất, nơi xảy ra và chịu tác động của các quá trình địa chất và các tai biến thiên nhiên, ảnh hưởng tới cuộc sống và hoạt động của con người
format Article
author Mai, Trọng Nhuận
Nguyễn, Thị Thu Hà
author_facet Mai, Trọng Nhuận
Nguyễn, Thị Thu Hà
author_sort Mai, Trọng Nhuận
title Môi trường địa chất
title_short Môi trường địa chất
title_full Môi trường địa chất
title_fullStr Môi trường địa chất
title_full_unstemmed Môi trường địa chất
title_sort môi trường địa chất
publisher H. : ĐHQGHN
publishDate 2017
url http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18161
_version_ 1680963878396100608