Tác động của tai biến địa chất tự nhiên

Các tai biến địa chất có nguồn gốc tự nhiên (động đất, núi lửa, sóng thần, xói lở...) gây tổn hại vô cùng to lớn đến cuộc sống và môi trường. Trước hết, tổn thất lớn nhất do tai biến gây ra là cướp đi nhiều sinh mạng và phá hủy cơ sở vật chất với khối lượng khổng lồ, gây ra nỗi đau thương và làm ch...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Chu, Văn Ngợi
Format: Article
Language:other
Published: H. : ĐHQGHN 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18168
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: other
Description
Summary:Các tai biến địa chất có nguồn gốc tự nhiên (động đất, núi lửa, sóng thần, xói lở...) gây tổn hại vô cùng to lớn đến cuộc sống và môi trường. Trước hết, tổn thất lớn nhất do tai biến gây ra là cướp đi nhiều sinh mạng và phá hủy cơ sở vật chất với khối lượng khổng lồ, gây ra nỗi đau thương và làm cho các vùng, các quốc gia bị thảm họa lâm vào cảnh khốn khó. Trong lịch sử đã ghi nhận những thảm họa: núi lửa Vesuvius hoạt động vào năm 79 đã đốt cháy thành phố, cướp đi 2.000 sinh mạng; núi lửa Pelée vào năm 1902 hoạt động đã đốt cháy thành phố St. Pier và cướp đi 30.000 người; động đất ở Đường Sơn Trung Quốc (1976) đã phá hủy thành phố hơn 1 triệu dân, cầu và đường giao thông bị phá hủy và làm 246.000 người chết; động đất và sóng thần 26-12-2004 ở Sumatra đã ảnh hưởng đến toàn bộ đới bờ Ấn Độ Dương và cướp đi gần 300.000 sinh mạng; núi lửa ở Iceland hoạt động (2010) phun khói bụi trên một quy mô lớn gây ách tắc giao thông hàng không ở châu Âu hàng tuần; thảm họa kép ở Nhật Bản 3-2011 đã phá hủy thành phố và cướp đi trên 15.000 người, tổng thiệt hại lên tới 235 tỷ đô la. Tai biến địa chất đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Núi lửa phun bụi, khói và khí độc làm cho môi trường khí, nước, đất bị hủy hoại, làm cho người và động vật bị chết (núi lửa Lake Nyos, 1980); động đất và sóng thần 3-2011 ở Nhật Bản đã phá hủy nhà máy điện nguyên tử Fukushima gây nhiễm xạ trên một vùng rộng lớn (trong phạm vi bán kính 50 km phải sơ tán khỏi vùng bị thảm họa). Tai biến địa chất làm thành phố bị đốt cháy, nhà cửa bị đổ nát, người chết, vật nuôi chết bị chôn vùi gây ô nhiễm môi trường sống. Tai biến địa chất làm giảm sức sản xuất (mất nguồn nhân lực, cơ sở sản xuất bị phá hủy, các cơ sở hạ tầng bị hủy hoại như hệ thống đường giao thông, các công sở, các cơ sở dịch vụ xã hội). Vì tai biến, khu vực, quốc gia bị tai biến phải đầu tư tiền của và sức lực để khôi phục lại môi trường. Chính vì lẽ đó, tai biến địa chất đã làm tổn thất lớn về sức người sức của. Tóm lại, tai biến địa chất đã trở thành mối hiểm họa của nhân loại, đã gây tổn thất to lớn về người và của, và làm suy giảm chất lượng môi trường