Địa tầng học

Địa tầng học là một môn khoa học của địa chất học nghiên cứu về các tầng đá và sự sắp xếp của chúng trong vỏ Trái Đất – thành phần đá, sự hình thành, trật tự sắp xếp của chúng và đối sánh chúng với nhau trong phạm vi một vùng, một khu vực và trên toàn bộ vỏ Trái Đất. Theo nghĩa rộng thì tất cả các...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Tống, Duy Thanh
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: H. : ĐHQGHN 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18572
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Địa tầng học là một môn khoa học của địa chất học nghiên cứu về các tầng đá và sự sắp xếp của chúng trong vỏ Trái Đất – thành phần đá, sự hình thành, trật tự sắp xếp của chúng và đối sánh chúng với nhau trong phạm vi một vùng, một khu vực và trên toàn bộ vỏ Trái Đất. Theo nghĩa rộng thì tất cả các loại đá từ trầm tích, magma và biến chất đều là đối tượng nghiên cứu của địa tầng học, nhưng trực tiếp hơn thì địa tầng học trước hết nghiên cứu về các tầng đá trầm tích. Mục đích ban đầu của Địa tầng học là nghiên cứu, mô tả sự sắp xếp các lớp đá và giải thích quá trình hay lịch sử hình thành chúng. Trong các ngôn ngữ Tây Âu, địa tầng học là stratigraphie, stratigraphia hay stratigraphy có nghĩa là khoa học mô tả các lớp đá (xuất phát từ tiếng Hy Lạp – strata là các lớp, graph là viết, mô tả). Với sự phát triển của địa chất học, nội dung nghiên cứu của địa tầng học cũng được phát triển và ngày càng hoàn chỉnh. Ngày nay, địa tầng học không chỉ là một khoa học mô tả mà bằng kết quả nghiên cứu thành phần của các lớp đá, sự sắp xếp và vị trí của chúng trong không gian, sự hình thành chúng theo thời gian, mà địa tầng học còn làm sáng tỏ những quy luật lịch sử của vỏ Trái Đất nói chung. Từ đó, tổ hợp các đá trầm tích, magma, biến chất trong vỏ Trái Đất và bối cảnh hình thành chúng cũng được làm sáng tỏ nhờ nghiên cứu địa tầng. Để nghiên cứu địa tầng, bắt đầu từ một điểm lộ tự nhiên như một vách đá, một sườn núi lộ đá gốc hay một điểm lộ nhân tạo (một con hào, một taluy đường, v.v...), nhà địa chất nghiên cứu thành phần đá của các lớp, sự sắp xếp chồng lên nhau của chúng để dựng nên một mặt cắt địa tầng phản ánh quá trình thành tạo các lớp đá ở điểm lộ đó, xác định mối quan hệ già trẻ của các lớp. So sánh, đối chiếu các mặt cắt địa tầng của những điểm lộ gần nhau để lập lại trật tự sắp xếp các lớp đá chung của một vùng, một khu vực để hiểu rõ quá trình thành tạo các lớp đá trong vùng, trong khu vực, do đó mà lập được biên niên sử của các quá trình địa chất trong vùng, trong khu vực. Xa hơn nữa là đối chiếu, so sánh những mặt cắt của các khu vực mà dựng nên bức tranh toàn cảnh về các quá trình hình thành các tầng, các lớp đá trên phạm vi toàn cầu, lập nên biên niên sử của các quá trình địa chất trên toàn bộ vỏ Trái Đất. Một cách tổng quát, có thể nói địa tầng học là một khoa học nghiên cứu về các tầng đá, nghiên cứu thành phần vật chất, quy luật sắp xếp của chúng nhằm lý giải lịch sử hình thành chúng. Việc nghiên cứu địa tầng gồm ba bước: Thứ nhất – mô tả các lớp trong một mặt cắt cụ thể, phân chia các lớp này thành tập hợp những lớp có thành phần gần gũi nhau, chứng tỏ chúng được thành tạo trong những điều kiện tương tự nhau. Thứ hai – liên hệ các mặt cắt, xác định mối tương quan giữa các thành phần của chúng trong một vùng, một khu vực, xác lập những phân vị địa tầng gồm tập hợp những lớp có thành phần gần gũi nhau, liên hệ và sắp xếp trật tự của các phân vị địa tầng trong khu vực để lập nên một trật tự địa tầng trong khu vực. Thứ ba – liên hệ các phân vị địa tầng của các khu vực, lập nên trật tự địa tầng nói chung trên thế giới, làm rõ lịch sử hình thành các thể đá, các tầng đá trên toàn bộ vỏ Trái Đất. Có thể nói hai nhiệm vụ quan trọng nhất trong nghiên cứu địa tầng là phân chia và đối sánh địa tầng. Các lớp đá trong một mặt cắt, một vùng hay khu vực phải được phân chia theo những đơn vị hay phân vị địa tầng, tiếp đến cần phải liên hệ các phân vị địa tầng trong từng khu vực và trong nhiều khu vực để lập nên một hệ thống chung của các phân vị địa tầng trong khu vực gọi là thang địa tầng khu vực. Tiếp đến là xác lập trật tự địa tầng trên phạm vi toàn thế giới – thang địa tầng quốc tế