Sét và sét kết
Theo định nghĩa thạch học, đá sét bao gồm cả trạng thái “đất sét” và đá argilit, miễn rằng đó là một thể địa chất do thiên nhiên tạo ra. Thành phần đá sét chủ yếu bao gồm các khoáng vật sét. Đá sét rất phổ biến, chiếm 50-60% tổng thể tích các loại đá trầm tích, có đặc điểm riêng về thành phần, kiến...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Đại học Quốc gia Hà Nội
2017
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19078 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Theo định nghĩa thạch học, đá sét bao gồm cả trạng thái “đất sét” và đá argilit, miễn rằng đó là một thể địa chất do thiên nhiên tạo ra. Thành phần đá sét chủ yếu bao gồm các khoáng vật sét. Đá sét rất phổ biến, chiếm 50-60% tổng thể tích các loại đá trầm tích, có đặc điểm riêng về thành phần, kiến trúc, cấu tạo và điều kiện thành tạo. Đá sét là sản phẩm của hai quá trình: phong hóa hóa học của đá giàu khoáng vật alumosilicat và quá trình hình thành thể trầm tích sét.
Thuật ngữ “sét” tiếng La tinh là “keo” được dùng từ lâu, lại được hiểu khác nhau và gọi tên khác nhau. M.F. Vikulova quan niệm sét bao gồm 4 đặc trưng cơ bản:
1) Sét có độ hạt rất nhỏ (< 0,01 mm), trong đó cấp hạt < 0,001 mm không dưới 25%.
2) Thành phần khoáng vật đặc biệt, chủ yếu là khoáng vật sét và tập trung ở cấp hạt < 0,001mm, tuy nhiên khoáng vật sét có thể có kích thước lớn hơn.
3) Có tính dẻo, nhờ sét có tính phân tán và diện tích bề mặt cao. Khi trộn thêm nước thì sét có tính dẻo, để khô vẫn giữ nguyên hình dạng và khi nung lên thì rắn.
4) Có khả năng hấp phụ và thay thế ion |
---|