LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUÁ TRÌNH LẬP QUY HOẠCH
Chúng ta đang sống trong những thập kỷ đầu của Thế kỷ 21 với 3 đặc trưng nổi bật: i) Phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành chiến lược phát triển của toàn thể giới; ii) Hội nhập và toàn cầu hóa, và iii) Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành thách thức lớn nhất cho toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Tro...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
2015
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/211 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Chúng ta đang sống trong những thập kỷ đầu của Thế kỷ 21 với 3 đặc trưng nổi bật: i) Phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành chiến lược phát triển của toàn thể giới; ii) Hội nhập và toàn cầu hóa, và iii) Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành thách thức lớn nhất cho toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Trong bối cảnh đó, mỗi quốc gia cần lựa chọn để định ra các chiến lược phát triển phù hợp theo nguyên tắc “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” (Thinking globally, Acting locally). Việt Nam là một trong các nước nghèo đang phát triển, lại được dự đoán là một trong số rất ít nước (một trong 2/3/4/5 nước) sẽ bị tác động nặng nề nhất của BĐKH. Trong hoàn cảnh đó, cùng với sự phát triển “nhanh” và “nóng” của nền kinh tế, ô nhiễm môi trường đang trở nên ngày càng bức xúc, nhất là ở đô thị và các khu công nghiệp đang gia tăng một cách nhanh chóng. Đặc biệt, tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang trở thành một vấn đề nóng bỏng, đe dọa sự PTBV của cả đất nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với chúng ta hiện nay là làm thế nào để vừa giữ được sự tăng trưởng kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường vừa ứng phó có hiệu quả với tác động của BĐKH để phát triển bền vững như văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ ra. Để đạt được các mục tiêu này, cách tiếp cận lồng ghép/tổng hợp/tích hợp (integration) cần phải được quán triệt trong mọi hoạt động từ hoạch định chính sách, tổ chức và thực hiện các hoạt động chuyên môn đến giám sát, đánh giá kết quả và hoạch định các chính sách tiếp theo. Bài viết này muốn thảo luận một khía cạnh nhỏ, vấn đề lồng ghép các yếu tố môi trường và BĐKH vào quá trình lập quy hoạch. |
---|