Nghiên cứu văn học Việt Nam

Sinh ngày 25/12/1902 tại quê nhà, làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Xuất thân từ một gia đình Nho học, có truyền thống yêu nước, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (1928), ông đi dạy học tại trường Quốc học Huế, rồi ra Hà Nội dạy học (1932 – 1945). Đồng t...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Đặng, Thai Mai
Format: Book
Language:Vietnamese
Published: 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22080
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Sinh ngày 25/12/1902 tại quê nhà, làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Xuất thân từ một gia đình Nho học, có truyền thống yêu nước, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (1928), ông đi dạy học tại trường Quốc học Huế, rồi ra Hà Nội dạy học (1932 – 1945). Đồng thời viết báo (tiếng Việt và tiếng Pháp), viết văn, hoạt động trong phong trào yêu nước do Đảng lãnh đạo. Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn học và giáo dục, từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1946), Hội trưởng Hội văn hoá Việt Nam (1948), Giáo sư, Chủ nhiệm khoa văn, Đại học Văn khoa – Đại học Sư phạm Hà Nội (1954 – 1960), Hội viên sáng lập Hội Văn nghệ Việt Nam (1948), Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Viện trưởng Viện Văn học (1959 – 1976), Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam (1957 – 1984), đại biểu Quốc hội các khoá I, II, III, IV, V. Ông mất ngày 25/9/1984 tại Hà Nội. Tuy số lượng trước tác không nhiều, Đặng Thai Mai là một nhà bác học về khoa học văn học, khoa học nhân văn có uy tín cao. Ông là một học giả có công lớn trong việc truyền bá một cách hiệu quả lý luận văn nghệ mác xít vào Việt Nam ngay trong nửa đầu thế kỷ XX, qua công trình Văn học khái luận. Về phương diện nghiên cứu văn học, trong khi đi sâu khảo luận các áng văn thơ tiêu biểu của các tác giả văn học cổ điển, hiện đại của Việt Nam, ông chú trọng khám phá các phương diện tư duy nghệ thuật độc đáo cùng tài năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, những tìm tòi về bút pháp, phong cách của mỗi tác giả. Ông để lại những công trình nghiên cứu đặc sắc về việc vận dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học mác xít (Văn thơ Phan Bội Châu, Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX) hoặc tiếp cận với thi pháp học hiện đại (Giảng văn Chinh phụ ngâm). Ông cũng được xem là một trong những học giả thấu hiểu sự cần thiết của việc nghiên cứu văn học liên ngành, đặt văn học trong tương quan gắn bó chặt chẽ văn hoá dân tộc, với văn hoá khu vực châu lục và trên toàn cầu.