Phân tích thông tin, dữ kiện số liệu về giáo dục, thi cử nho học ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XIX
Nho giáo ở Nam Bộ phát triển khác với các vùng trên cả nước, ảnh hưởng của Nho giáo ở đây không mạnh mẽ. Với những đặc thù về lịch sử, Nho giáo vào Nam Bộ rất muộn. Đen khi thành lập, chính quyền nhà Nguyễn ưu tiên xây dựng hệ thống giáo dục ở đây khá hoàn bị. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Conference or Workshop Item |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H. : ĐHQGHN
2017
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23114 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Nho giáo ở Nam Bộ phát triển khác với các vùng trên cả nước, ảnh hưởng của Nho giáo ở đây không mạnh mẽ. Với những đặc thù về lịch sử, Nho giáo vào Nam Bộ rất muộn. Đen khi thành lập, chính quyền nhà Nguyễn ưu tiên xây dựng hệ thống giáo dục ở đây khá hoàn bị. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích giáo dục, thi cử được áp dụng toàn diện, mạnh mẽ. Đối tượng người học được “gia ơn” với rất nhiều nội dung. Tuy nhiên, giáo dục, thi cử Nho học ở Nam Bộ sau nửa thế kỷ vẫn không thể vươn lên sánh ngang với các khu vực vốn có truyền thống về Nho giáo. Mặc dù, thi cử đặc biệt là thi Hương có những bước tiến lớn nhưng không được như sự kỳ vọng của triều Nguyễn. Người ta đã làm mọi cách để phát triển thi cử, thậm chí còn cho rằng vấn đề ở Nam Bộ chỉ là “cử nghiệp”, cách thức thi cử chứ không phải kiến thức và đã đơn giản hóa cách chấm thi, chia phòng thi riêng.... Nhưng nguyên nhân làm Nam Bộ trở thành mắt xích yếu kém nhất về Nho giáo không phải trong cách thức thi mà do ảnh hưởng của môi trường kinh tế, văn hóa. Tính “trọng nghĩa khinh tài” được tạo nên trong môi trường đặc biệt nơi kinh tế nông nghiệp có các nguồn lực trở nên vô hạn và do đó người dân Nam Bộ ít quan tâm đến học hành thi cử. |
---|