VỀ TÍNH KHÔNG BẤT BIẾN CỦA “KHU VỰC”

Lĩnh vực chuyên môn của tôi là Văn hoá nhân học, trong đó, đối tượng nghiên cứu là vùng Madagascar. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong quí vị biết đến vùng đất này. Đó là một đảo quốc nằm ở phía tây nam Ấn Độ Dương, trên bờ biển miền đông nam lục địa châu Phi. Trước khi nghiên cứu về Văn hoá nhân học,...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Moriyama, Takumi
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển 2015
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/245
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Lĩnh vực chuyên môn của tôi là Văn hoá nhân học, trong đó, đối tượng nghiên cứu là vùng Madagascar. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong quí vị biết đến vùng đất này. Đó là một đảo quốc nằm ở phía tây nam Ấn Độ Dương, trên bờ biển miền đông nam lục địa châu Phi. Trước khi nghiên cứu về Văn hoá nhân học, tôi học ngành Nghiên cứu khu vực tại khoa Giáo dục Đại cương, Đại học Tokyo trong năm thứ 3 và năm thứ 4 đại học. Tôi học ở bộ môn có tên gọi là Xã hội và Văn hoá Pháp, nghĩa là bộ môn nghiên cứu về nước Pháp. Vào thời kì khoảng từ năm 1982 đến năm 1984, tức là cách đây khoảng hơn 20 năm, khi ấy, những giảng viên của bộ môn này thường xuyên thảo luận với nhau về vấn đề: “Thế nào là nghiên cứu Pháp?”. Những cuộc thảo luận đó có một tiền đề đương nhiên là nghiên cứu khu vực, trong trường hợp này là nghiên cứu về nước Pháp, là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành. Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu Pháp được tiến hành bằng việc liên kết một cách hữu cơ các ngành nghiên cứu khác nhau về nước Pháp như kinh tế, chính trị, lịch sử, địa lí, văn học... Tuy nhiên, vào thời kì đó, mục đích thảo luận của các giảng viên là làm thế nào để có thể tổng hợp được các chuyên ngành khác nhau, làm thế nào để việc tổng hợp đó không đơn thuần chỉ là gom các chuyên ngành đa dạng và phức tạp lại với nhau. Đối với chúng tôi, những sinh viên đang theo học tại bộ môn này thì những vấn đề này là rất thiết thực và chúng tôi đã lắng nghe một cách chăm chú những quan điểm mà các thày trao đổi với nhau. Nhưng chúng tôi đã không nhận được câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi: làm thế nào. Đúng ra là các cuộc thảo luận thường diễn ra theo xu hướng là dường như chỉ có thể ghép nhiều chuyên ngành phức tạp với nhau, chứ không nên nghĩ đến việc liên kết một cách hữu cơ các chuyên ngành. Điều đáng nói hơn là để nghiên cứu đối tượng là nước Pháp, thì điều quan trọng nhất là học thật tốt tiếng Pháp, yếu tố nền tảng chung để nghiên cứu các lĩnh vực từ chính trị, địa lí, kinh tế, lịch sử… Đây là điều mà các giảng viên cùng nhất trí