Việc sử dụng quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Luận văn giải quyết một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hoá xuất khẩu như: khái niệm về trợ cấp, chống trợ cấp, lịch sử và vai trò của Quy chế này đối với các nước đang phát triển, bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | other |
Published: |
ĐHQGHN
2015
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/2454 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | other |
Summary: | Luận văn giải quyết một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hoá xuất khẩu như: khái niệm về trợ cấp, chống trợ cấp, lịch sử và vai trò của Quy chế này đối với các nước đang phát triển, bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm vận dụng Quy chế này tại một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản...
Theo đó, Quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt có thể coi là "điểm giao cắt" đặc biệt nhằm mục tiêu hài hòa lợi ích của các thành viên WTO. Hay nói một cách khác, đây là ngoại lệ trong việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đồng thời cũng là sự vận dụng "mềm dẻo" các công cụ trợ cấp được phép.
Trong luận văn, chúng tôi phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để vận dụng hiệu quả Quy chế trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu nhóm chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nhóm chính sách hành chính - pháp luật, nhóm chính sách xúc tiến thương mại...; đánh giá về kết quả và các hạn chế của quá trình vận dụng.
Ngoài ra, luận văn còn đưa ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật để sử dụng các công cụ trợ cấp phù hợp với Quy chế như: trợ cấp qua công cụ thuế, qua công cụ tín dụng, qua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, công cụ đầu tư. Đồng thời luận văn cũng đưa ra được các phướng hướng góp phần nâng cao hiệu quả vận dụng Quy chế này trên thực tiễn như: nâng cao khả năng, nhận thức của doanh nghiệp và các hiệp hội, khắc phục hạn chế do địa vị kinh tế phi thị trường đem lại. |
---|