Pháp luật Việt Nam về tiền lương tối thiểu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá mặt được và mặt hạn chế của tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định, thực trạng tình hình thực hiện các quy định của nhà nước và các yêu cầu đối với tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường, của tổ chức lao động quốc tế, khi Việt Nam tham gia Tổ...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Format: | Theses and Dissertations |
Published: |
ĐHQGHN
2015
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/3499 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Summary: | Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá mặt được và mặt hạn chế của tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định, thực trạng tình hình thực hiện các quy định của nhà nước và các yêu cầu đối với tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường, của tổ chức lao động quốc tế, khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới, đề tài khuyến nghị các nội dung cơ bản hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam phù hợp hơn theo kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ổn định, lành mạnh cùng phát triển, gồm:
- Về nguyên tắc tiền lương tối thiểu phải tuân thủ các nguyên tắc của thị trường, đặc biệt phải tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động ở cấp doanh nghiệp và cấp ngành trong thỏa ước lao động tập thể. Tiền lương tối thiểu được luật hóa cụ thể và là công cụ cơ bản nhất để nhà nước quản lý trong kinh tế thị trường. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu hoàn thiện luật pháp về tiền lương tối thiểu thông qua việc xây dựng và ban hành Luật Tiền lương tối thiểu, trên cơ sở đó Nhà nước quản lý điều hành tiền lương tối thiểu theo Luật.
- Đề xuất, khuyến nghị nội dung và giải pháp để luật hóa đầy đủ, đồng bộ tiền lương tối thiểu phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế (bao gồm cơ chế và nguyên tắc hình thành, xác định, điều chỉnh các mức lương tối thiểu) nhằm thực hiện thống nhất, góp phần bảo vệ người làm công ăn lương, xây dựng mối quan hệ lao động ổn định, lành mạnh, phát triển.
- Đề xuất, khuyến nghị nội dung và giải pháp để thực hiện tách tiền lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp và tiền lương tối thiểu đối với khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nhằm tạo sự linh hoạt của tiền lương tối thiểu theo nguyên tắc của kinh tế thị trường. |
---|