Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở dữ liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)

Thứ nhất: Luận văn đã đưa ra được sự cần thiết và ý nghĩa cả trong hiện tại và tương lai của việc nghiên cứu Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam. Thứ hai: Luận văn đã đề cập đến các nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học pháp luật nghiê...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Thị Thu Hà
Other Authors: Lê, Cảm
Language:Vietnamese
Published: Khoa Luật 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/50491
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Thứ nhất: Luận văn đã đưa ra được sự cần thiết và ý nghĩa cả trong hiện tại và tương lai của việc nghiên cứu Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam. Thứ hai: Luận văn đã đề cập đến các nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học pháp luật nghiên cứu về hình phạt tử hình, đồng thời đưa ra khái niệm, đặc điểm và bản chất của hình phạt tử hình - một hình phạt nghiêm khắc nhất, tàn khốc nhất. Đồng thời phân tích có tính chất khoa học nhằm giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam. Thứ ba: Luận văn cũng đã khái quát được lịch sử hình thành các quy định về hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam từ giai đoạn 1945 đến nay; phân tích rõ những điểm còn tồn tại bất cập của các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình và thực trạng áp dụng hình phạt này trong những năm gần đây, để từ đó minh chứng cho hình phạt tử hình không phải là biện pháp tối ưu trong việc răn đe tội phạm. Nó chỉ phù hợp ở trong điều kiện hoàn cảnh nhất định, cho nên hình phạt này không hoàn toàn là tối ưu so với các hình phạt khác. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam cả trong hiện tại và tương lai thì việc giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình là phù hợp với xu thế chung của thời đại. Thứ tư: Trên cơ sở thực trạng áp dụng và những điểm còn bất cập, tồn tại của pháp luật hình sự quy định về hình phạt tử hình, Luận văn đã phân tích và chỉ ra một loạt các điều luật có quy định về hình phạt tử hình nhưng trong thực tiễn nhiều năm Tòa án không xét xử vụ nào. Như vậy việc quy định nhiều mà không xảy ra trong thực tiễn sẽ là bất lợi cho công tác đối ngoại, không phù hợp với xu thế chung trên thế giới, không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển của nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Thứ năm: Từ những cơ sở lý luận, phân tích một cách khoa học về thực trạng áp dụng hình phạt tử hình, đặc biệt là trong những năm gần đây, Luận văn cũng đã đưa ra kiến giải hoàn thiện pháp luật hình sự quy định về hình phạt tử hình theo hướng thu hẹp để làm bước đệm cho việc tiến tới xóa bỏ hình phạt này trong Luật hình sự Việt Nam cả trong hiện tại và tương lai theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự đó là: tôn trọng bảo vệ quyền con người, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình; Bên cạnh đó luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp về mặt kinh tế, xã hội; giáo dục để từng bước nâng cao ý thức xã hội, ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân để từ đó hướng tới một xã hội văn minh, phát triển không còn hình phạt tử hình trong tương lai.