Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam
Luận văn đã làm rõ các vấn đề lý luận chung về biểu tình, quyền biểu tình, pháp luật biểu tình. luận văn phân tích pháp luật quốc tế về biểu tình, được thể hiện trong Điều 20 UDHR, 1948 : “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa” và Điều 21 ICCPR, 1961: “Quyền hội họp hòa bì...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Khoa Luật
2017
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/51867 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Luận văn đã làm rõ các vấn đề lý luận chung về biểu tình, quyền biểu tình, pháp luật biểu tình. luận văn phân tích pháp luật quốc tế về biểu tình, được thể hiện trong Điều 20 UDHR, 1948 : “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa” và Điều 21 ICCPR, 1961: “Quyền hội họp hòa bình phải được công nhận, việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định và những hạn chế này là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe công chúng hoặc nhân cách hoặc bảo vệ quyền và tự do của người khác”. Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu pháp luật về biểu tình ở bốn quốc gia là Cộng Hòa Liên Bang Đức, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc để đưa ra cái nhìn khái quát trong việc áp dụng các quy định về pháp luật biểu tình ở các quốc gia này, đưa ra những đánh giá khi so sánh các nội dung trong luật biểu tình ở các quốc gia để tìm ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam trong quá trình xây dựng luật biểu tình. luận văn phân tích các quy định của pháp luật về biểu tình ở Việt Nam như các bản Hiến pháp, Nghị định 38/2005/NĐ-CP và Thông tư 09/2005/TT-BCA. Qua đó luận văn chỉ ra những bất cập, hạn chế các quy định của pháp luật về biểu tình ở Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh sự thiếu vắng một bộ luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động biểu tình, làm cho công dân không thể thực hiện được quyền biểu tình của mình trên thưc tế. Luận văn cũng nêu ra thực trạng một số hoạt động biểu tình ở Việt Nam trong thời gian qua, để đưa ra đánh giá do thiếu một bộ luật trực tiếp điều chỉnh nên hoạt động này ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở những phân tích nêu trên, luận văn đề xuất những nội dung cần thiết trong việc xây dựng Luật biểu tình ở nước ta trong thời gian tới. |
---|