Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 04
Trong khoa học luật hình sự nói chung và trong luật hình sự nói riêng tội phạm và hình phạt là hai chế định vô cùng quan trọng. Chúng luôn đi cùng với nhau, khi một người thực hiện hành vi có đủ yếu tố CTTP cụ thể thì họ phải chịu TNHS về tội phạm đó. Tuy nhiên để đáp ứng công tác đấu tranh phòng ch...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Khoa Luật
2017
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52181 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Trong khoa học luật hình sự nói chung và trong luật hình sự nói riêng tội phạm và hình phạt là hai chế định vô cùng quan trọng. Chúng luôn đi cùng với nhau, khi một người thực hiện hành vi có đủ yếu tố CTTP cụ thể thì họ phải chịu TNHS về tội phạm đó. Tuy nhiên để đáp ứng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm BLHS Việt Nam vẫn quy định những trường hợp ngoại lệ để miễn TNHS cho người phạm tội khi họ đáp ứng được các điều kiện nhất định. Những ngoại lệ nói trên là những biểu hiện trong chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội. Đó là: “khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoăc bồi thường thiệt hại gây ra” [Điều 3 BLHS]. Một trong những ngoại lệ trên là chế định “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” được quy định tại Điều 19 BLHS năm 1999.
Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là chế định có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nó tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định TNHS của người phạm tội. Đồng thời, nó khuyến khích người đang chuẩn bị phạm tội hoặc đã bắt tay vào thực hiện tội phạm sớm dừng lại để được hưởng chính sách khoan hồng. Từ đó, góp phần bảo vệ hơn nữa các quan hệ xã hội là khách thể của luật hình sự.
Mặc dù có ý nghĩa đặc biệt như vậy nhưng hiện nay chế định này vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở cả góc độ luật thực định, áp dụng và nghiên cứu. Luật thực định của chúng ta mới chỉ quy định có một trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội duy nhất đó là trường hợp của người thực hành, còn các dạng đồng phạm khác mới chỉ được hướng dẫn trong Nghị quyết số 01 ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao một cách chung chung, khó áp dụng. Mặt khác, trong thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chế định này còn hạn chế, máy móc. Tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu chế định này sâu rộng hơn nữa nên đã chọn đề tài: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự Viêt Nam” làm đề tài cho luận văn của mình.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự Việt Nam là chế định có mối quan hệ sâu rộng tới các chế định khác được quy định trong BLHS. Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu: Khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; nghiên cứu các quy phạm của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong BLHS một số nước trên thế giới; nghiên cứu những điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cũng như TNHS của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Luận văn nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và tương đối có hệ thống về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Qua đó, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của chế định này. Luận văn sẽ là tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cũng như giảng dạy. |
---|