Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 04
Trong luận văn, chúng tôi phân tích làm sáng tỏ các quy định tội “Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử” trong luật hình sự Việt Nam từ trước khi được pháp điển hóa đến nay; Luận văn đã giải quyết một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về cơ sở trách nhiệm hình...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Khoa Luật
2017
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52718 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Trong luận văn, chúng tôi phân tích làm sáng tỏ các quy định tội “Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử” trong luật hình sự Việt Nam từ trước khi được pháp điển hóa đến nay;
Luận văn đã giải quyết một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về cơ sở trách nhiệm hình sự của tội phạm trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành tội phạm, thời điểm tội phạm hoàn thành; vấn đề quyết định hình phạt đối với tội phạm này theo khoản 1, khoản 2 Điều 311 Bộ luật hình sự, trong đó có những lưu ý khi quyết định hình phạt đối với trường hợp trong quá trình thực hiện hành vi bỏ trốn của mình, người phạm tội đã dùng vũ lực đối với người canh gác, người dẫn giải khi bị phát hiện.
Trên cơ sở đối chiếu pháp luật hiện hành với việc phân tích, đánh giá thực tiễn loại tội phạm này từ năm 2009 đến năm 2013, chúng tôi đã chỉ ra cơ cấu và tính chất của tội phạm này trong loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung, đồng thời phân tích đặc điểm nhân thân của người phạm tội, chỉ ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, dự báo tình hình tội phạm này có khả năng không giảm trong thời gian tới. Từ đó, luận văn đề xuất một số phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xét xử tội "Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử”.
Thứ nhất, phương hướng hoàn thiện nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ luận văn đề xuất một số giải pháp như: Giải pháp chung về kinh tế - xã hội nhằm phát triển đất nước, tạo việc làm nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân; Giải pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự như quản lý về nhân khẩu, hộ khẩu, cư trú, quản lý về phương tiện giao thông…; Giải pháp về kiện toàn tổ chức hoạt động của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, thi hành án và cán bộ tư pháp nhằm xử lý đúng người đúng tội, nghiêm minh không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Thứ hai, các giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng tư pháp, pháp luật thi hành án đặc biệt luận văn đề nghị để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật cần phải có sự thống nhất, bằng cách xây dựng Thông tư Liên tịch quy định cụ thể các hành vi phạm tội cấu thành tội phạm (luận văn có đề xuất một số loại hành vi); đối với điều luật Điều 311 đề nghị sửa đổi theo hướng tăng nặng ở khoản 2 và tác giả đề nghị cơ quan có thẩm quyền có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất các tình tiết như thế nào được coi là hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với tội phạm này. Ngoài ra, trong nhóm các giải pháp cụ thể luận văn còn đưa ra các giải pháp: Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giam, giữ cải tạo; Giáo dục cho cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ giam, giữ cải tạo; Tuyên truyền phổ biến pháp luật để nhân dân nắm được các quy định của pháp luật và nghiêm chỉnh thực thi pháp luật; Giải pháp tái hoà nhập cộng đồng; Giải pháp về đấu tranh chuyên trách đối với loại tội phạm này. |
---|