Phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân (Khảo sát chuyên mục "Camera giấu kín" và "Điều tra qua thư khán giả" từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016)

Bám sát trụ nghiên cứu được định hướng; trên cơ sở hệ thống lý luận báo chí học, luận văn đã nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng được cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Luận văn đã nêu rõ được những đặc điểm về nội dung, hình thức và quy trình tổ chức sản xuất của phóng sự điều tra trên tru...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Bùi, Phương Thảo
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: H.:ĐH KHXV & NV 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54470
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Bám sát trụ nghiên cứu được định hướng; trên cơ sở hệ thống lý luận báo chí học, luận văn đã nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng được cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Luận văn đã nêu rõ được những đặc điểm về nội dung, hình thức và quy trình tổ chức sản xuất của phóng sự điều tra trên truyền hình. - Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã xây dựng, luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng của phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân qua khảo sát, phân tích, đánh giá các tác phẩm trong hai chương trình: "Điều tra qua thư khán giả" và "Camera giấu kín" trong thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016. Thông qua việc phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm và phỏng vấn đội ngũ phóng viên, biên tập viên về quy trình sản xuất chương trình, luận văn đã chỉ ra những thành công cũng như hạn chế của phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân. - Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu, khảo sát, Luận văn đưa ra những đề xuất, khuyến nghị cụ thể để nâng cao chất lượng phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào bốn nhóm giải pháp là: Nhóm giải pháp từ phía cơ chế chính sách của Nhà nước; Nhóm giải pháp về định hướng, chiến lược của kênh Truyền hình Công an nhân dân; Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp đổi mới chương trình, tăng cường phương tiện kỹ thuật hiện đại. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu lý luận báo chí tại các các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông, các viện nghiên cứu,... Luận văn không chỉ có ý nghĩa ứng dụng đối với riêng Truyền hình Công an nhân dân mà còn có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn hoạt động tác nghiệp của những người làm báo điều tra hiện nay.