Nghiên cứu xác định độ lỗ rỗng hữu hiệu và độ phân tán tầng chứa nước Pleistocen khu vực Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Thí nghiệm hiện trường hút nước và ép dung dịch muối được tiến hành nhằm xác định các thông số lan truyền chất ô nhiễm trong nước dưới đất tại khu vực tại khu vực Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội nơi giữa tầng chứa nước Holocen và Pleistocen tồn tại cửa sổ địa chất thuỷ văn. Thí nghiệm được tiến hàn...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Nguyễn, Thế Chuyên, Vũ, Ngọc Đức, Đào, Trọng Tú, Nguyễn, Văn Hoàng
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: ĐHQGHN 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/56776
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Thí nghiệm hiện trường hút nước và ép dung dịch muối được tiến hành nhằm xác định các thông số lan truyền chất ô nhiễm trong nước dưới đất tại khu vực tại khu vực Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội nơi giữa tầng chứa nước Holocen và Pleistocen tồn tại cửa sổ địa chất thuỷ văn. Thí nghiệm được tiến hành với lưu lượng hút nước là 5l/s và lưu lượng ép dung dịch muối là 0,5l/s với nồng độ muối là 5g/l. Thời gian hút nước thí nghiệm là 170h, dung dịch muối bắt đầu được ép sau khi đã tiến hành hút nước được 8h và thời gian ép dung dịch muối là 12h. Phân tích xác định các thông số lan truyền chất ô nhiễm bằng số liệu thí nghiệm hiện trường là một bài toán khó khăn và phức tạp do điều kiện thí nghiệm không cho lời giải giải tích. Kết quả thí nghiệm cho thấy mặc dù thời gian ép dung dịch muối kéo dài tới 12h, đường nồng độ muối tại lỗ khoan hút nước vẫn có dạng hình chuông đặc trưng cho ép dung dịch muối chỉ trong một thời gian rất ngắn. Kết quả xác định thông số dựa trên nguyên tắc tổng hiệu bình phương bé nhất giữa nồng độ muối quan trắc và nồng độ muối tính theo mô hình cho giá trị độ lỗ rỗng hữu hiệu bằng 0,280 và độ phân tán dọc bằng 0,64m (cho hệ số phân tán thuỷ động lực từ D»22m2/ngày sát mép lỗ khoan hút nước tới D»3m2/ngày sát mép lỗ khoan ép dung dịch chất chỉ thị), ứng với tổng hiệu bình phương trung bình bé nhất là 0,0047, tức là sai số trung bình giữa nồng độ muối quan trắc và mô hình là 0,068g/l với nồng độ tương đối lớn nhất là 1g/l. Kết quả cũng cho thấy theo mô hình một chiều thì nồng độ muối tại mép lỗ khoan hút nước lớn gấp khoảng 4 lần nồng độ muối trong lỗ khoan.