Nghiên cứu chế tạo vật liệu trao đổi Anion từ Polystiren phế thải ứng dụng để xử lý PO43- trong môi trường nước

Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu chế tạo vật liệu trao đổi anion từ polystiren phế thải và thử nghiệm khả năng xử lý PO43- của vật liệu trong nước vởi mục đích nghiên cứu vật liệu xử lý nước có chi phí thấp, thân thiện với môi trường và tái sử dụng chất thải rắn. Quá trình tổng hợp nh...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Hoàng, Anh Huy, Mai, Văn Tiến
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: ĐHQGHN 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/56787
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu chế tạo vật liệu trao đổi anion từ polystiren phế thải và thử nghiệm khả năng xử lý PO43- của vật liệu trong nước vởi mục đích nghiên cứu vật liệu xử lý nước có chi phí thấp, thân thiện với môi trường và tái sử dụng chất thải rắn. Quá trình tổng hợp nhựa trao đổi anion từ polystiren phế thải trải qua ba giai đoạn bao gồm phân loại và làm sạch, phản ứng clometyl hóa vòng thơm và phản ứng amin hóa để tạo nhựa trao đổi anion. Ảnh hưởng của các tác nhân phản ứng clometyl hóa, nhiệt độ, thời gian và hàm lượng etylen điamin tới hiệu suất phản ứng, khả năng trao đổi của nhựa đã được nghiên cứu đánh giá khảo sát. Độ bền kéo, độ bền nén của nhựa được xác định bằng các phương pháp tiêu chuẩn. Độ bền kéo của nhựa đạt 28,90 (N/mm2), độ bền nén 54,40 (N/mm2), dung lượng trao đổi cực đại đối với ion PO43- của nhựa đạt 10,50 mgPO43-/g.