Các sự kiện cổ thời tiết cực đoan xảy ra tại tỉnh Kon Tum trên cơ sở nghiên cứu các tích tụ trầm tích và đặc điểm vòng sinh trưởng của cây

Sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính như CO2, CH4, NOx, CFC trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ra Biến đổi khí hậu và gián tiếp cường hóa các hiện tượng thời tiết cực đoan. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán là những thiên tai chính mà thế giới nói chung và Việt Nam nói riên...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Đỗ, Trọng Quốc, Nguyễn, Thị Oanh, Trịnh, Thị Thúy, Vũ, Văn Tích, Phạm, Nguyễn Hà Vũ, Nguyễn, Ngọc Linh
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: ĐHQGHN 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57062
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính như CO2, CH4, NOx, CFC trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ra Biến đổi khí hậu và gián tiếp cường hóa các hiện tượng thời tiết cực đoan. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán là những thiên tai chính mà thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải gánh chịu. Nghiên cứu xác định các hiện tượng cổ thời tiết cực đoan là chìa khóa để xác định tần suất và cường độ của chúng từ đó giúp dự báo trong tương lai. Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp xác định tốc độ lắng đọng trầm tích sử dụng đồng vị phóng xạ 210Pb, 226Ra và phân tích kích thước hạt trầm tích trong cột lỗ khoan tại hồ móng ngựa trên sông Đắk Bla (OBS) chúng tôi đã xác định được 04 trận lũ đã xảy ra trong quá khứ tại khu vực nghiên cứu. Bốn lớp trầm tích đặc trưng cho các trận lũ cổ thể hiện bởi các đặc tính của trầm tích chủ yếu là cát với tốc độ lắng đọng trầm tích gấp từ 9 đến 27 lần tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình. Thời gian xảy ra các trận lũ là vào các năm 1972, 1984, 1996 và 2009. Dựa vào phân tích chỉ số độ rộng trên vòng sinh trưởng của cây Pơ Mu khu vực Kon Plông - Kon Tum và kiểm chứng với chỉ số khô hạn (Palmer Drought Severity IndexPDSI), hiện tượng ENSO, lượng mưa, nhiệt độ cho phép xác định được 06 giai đoạn xảy ra hạn hán tại khu vực nghiên cứu, điển hình là các năm1998, 1987, 1983, 1952, 1941, 1919. Tần suất xảy ra các trận lũ tại khu vực nghiên cứu trung bình 12 năm/1trận. Nghiên cứu này cũng cung cấp một số dẫn chứng, dấu hiệu như một phần để hiểu về biến đổi khí hậu ở một tỷ lệ nhỏ. Các dữ liệu có được trong thời gian dài hơn với những môi trường khác nhau, các đối tượng khác nhau sẽ là kết quả tin cậy góp phần xác định mô hình biến đổi khí hậu cũng như cung cấp kiến thức giúp hoạch định chính sách giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.