Nghiên cứu biến tính khoáng sét vermiculit nhằm nâng cao khả năng hấp phụ kim loại nặng trong nước

Vermiculit (VER) là loại khoáng sét có trữ lượng dồi dào, giá thành thấp và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khả năng hấp phụ kim loại nặng và các chất hữu cơ của nó rất thấp. Để nâng cao khả năng hấp phụ kim loại nặng của VER, rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp biến tính khác nhau...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Trần, Lý Tưởng
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: ĐHQGHN 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57093
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Vermiculit (VER) là loại khoáng sét có trữ lượng dồi dào, giá thành thấp và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khả năng hấp phụ kim loại nặng và các chất hữu cơ của nó rất thấp. Để nâng cao khả năng hấp phụ kim loại nặng của VER, rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp biến tính khác nhau để cải thiện các tính chất của đất sét như kích thước lỗ xốp, diện tích bề mặt riêng, độ chịu nhiệt và hoạt tính hóa học. Bài báo này trình bày kết quả việc sử dụng dimercaprol (BAL) để biến tính vermiculit. Kết quả cho thấy sự hấp phụ Hg2+ tối đa của nó tăng từ 1,75 lên 9,63 mg.g-1 sau khi sửa đổi. Thời gian hấp phụ bão hòa trong khoảng 300 phút và tỷ lệ hấp thụ của BAL-VER lớn hơn so với VER. Sự gia tăng của nhiệt độ trong dung dịch có tác động nhỏ đến hấp phụ và quá trình hấp phụ là phản ứng tỏa nhiệt tự phát. Qua phân tích dữ liệu thí nghiệm, cơ chế hấp phụ chủ yếu là trao đổi ion, hấp phụ tĩnh điện và cơ chế chặn (interception).