Tận dụng bùn thải ao nuôi tôm để sản xuất phân bón hữu cơ

Nước và bùn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đã và đang gây ra các ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường cần được quan tâm giải quyết. Trong nghiên cứu này đã bước đầu đánh giá khả năng tận dụng bùn thải ao nuôi tôm tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng để...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Nguyễn, Đắc Kiên, Nguyễn, Quang Trung, Nghiêm, Thị Duyên, Lê, Thị Hoàng Oanh, Nguyễn, Thị Hà
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: ĐHQGHN 2017
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57142
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Nước và bùn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đã và đang gây ra các ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường cần được quan tâm giải quyết. Trong nghiên cứu này đã bước đầu đánh giá khả năng tận dụng bùn thải ao nuôi tôm tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng để làm phân bón trên cơ sở phân tích một số tính chất lý hóa của bùn. Khả năng phân hủy bùn với 4 công thức thí nghiệm sử dụng 2 loại chế phẩm sinh học EM và EMIC trong điều kiện có và không bổ sung vật liệu phối trộn (mùn cưa) đã được khảo sát. Kết quả cho thấy bùn ao ban đầu có thành phần khá phù hợp để ủ phân: %C = 6,09±0,34, %Nts = 0,63±0,12, %Pts = 0,54±0,02 (khối lượng khô). Trong thời gian ủ 44 ngày, pH biến thiên trong khoảng 8,2-9,2; nhiệt độ từ 20 đến 300C và thấp hơn đáng kể so với lý thuyết. Độ ẩm bùn đầu vào khá cao (>80%) và dao động trong khoảng 55-80% trong thời gian ủ. Tuy nhiên độ ẩm giảm còn khoảng 50% sau 56 ngày ủ đối với cả 4 công thức thí nghiệm. Sau 44 ngày ủ, phân có thành phần (% theo khối lượng): hữu cơ, P2O5, K2O và Nts tương ứng ~16,2; 1,64; 2,1 và 1,37 ở thí nghiệm 1 và 15,8; 1,4; 1,3 và 2,3 ở thí nghiệm 2. Khi phối trộn với vật liệu độn mùn cưa thu được chất lượng phân tốt hơn thể hiện qua giảm độ ẩm và các thành phần chính trong phân ủ khi so sánh với chất lượng phân hữu cơ khoáng quy định trong TT 41/2014 BNNPTNT. Hai loại chế phẩm EM và EMIC cũng có hoạt tính và hiệu quả tương tự đối với quá trình ủ.