Cơ sở vật lý. Tập 3, nhiệt học

Trong chương này, chúng ta chuyển từ môn cơ học sang một môn học mới - nhiệt động lực học. Cơ học xét năng lượng cơ (ngoại năng) của những hệ và do các định luật Newton chi phối. Nhiệt động lực học xét nội năng của những hệ và do một tập hợp những định luật mới chi phối mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Resnick, Robert, Walker, Jearl
Other Authors: Ngô, Quốc Huýnh
Format: Book
Language:Vietnamese
Published: H. : GDVN 2017
Subjects:
530
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60400
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Trong chương này, chúng ta chuyển từ môn cơ học sang một môn học mới - nhiệt động lực học. Cơ học xét năng lượng cơ (ngoại năng) của những hệ và do các định luật Newton chi phối. Nhiệt động lực học xét nội năng của những hệ và do một tập hợp những định luật mới chi phối mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong chương này và vài chương tiếp theo. Để thêm "hương vị" cho vấn đẻ chúng ta dùng một vài từ gọi là "từ cơ học" như lực, động năng, gia tốc, các định luật Galilê và định luật thứ hai của Newton và một vài từ nhiệt động lực học như nhiệt độ, nhiệt lượng, nội năng, entrôpi, kelvin và định luật thứ hai của nhiệt động lực học. Khái niệm trung tâm của nhiệt động lực học là nhiệt độ. Từ này quen thuộc đến nỗi hầu hết trong chúng ta, vì hình thành nên từ cảm giác nóng và lạnh, có xu hướng tin rằng chúng ta đã hiểu nó. Thực ra, cảm giác nhiệt độ của chúng ta không phải luôn luôn đúng. Chẳng hạn, trong ngày mùa đông giá lạnh, khi ta sờ tay vào một thanh sắt cảm thấy có vẻ lạnh hơn so với cây cột gỗ ở hàng rào, mặc dù cả hai cùng ở một nhiệt độ. Sự khác nhau vể cảm giác này là do sắt dẫn nhiệt từ những ngón tay ta nhanh hơn so với gỗ. Vì tầm quan trọng cơ bản của khái niệm nhiệt độ, ta bắt đầu nghiên cứu nhiệt động lực học bằng cách phát triển khái niệm nhiệt độ từ nền tảng của nó mà không liên hệ chút nào tới cảm giác nhiệt độ của ta