Nghiên cứu biến tính bùn đỏ Tân Rai làm vật liệu xử lý một số kim loại nặng và anion độc hại trong môi trường nước : Luận án TS. Khoa học vật chất: 624401

Đã nghiên cứu xử lý bùn đỏ Tây Nguyên làm vật liệu hấp phụ với phương pháp trung hòa bằng axit (RMA) và rửa nước đến pH 7 (RMW) sau đó biến tính nhiệt. Qua các kết quả khảo sát hấp phụ của vật liệu biến tính với các ion As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đã làm sáng tỏ sự chuyển pha, thay đổi thành phần và c...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Phạm, Thị Mai Hương
Other Authors: Trần, Hồng Côn
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: 2018
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61101
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Đã nghiên cứu xử lý bùn đỏ Tây Nguyên làm vật liệu hấp phụ với phương pháp trung hòa bằng axit (RMA) và rửa nước đến pH 7 (RMW) sau đó biến tính nhiệt. Qua các kết quả khảo sát hấp phụ của vật liệu biến tính với các ion As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đã làm sáng tỏ sự chuyển pha, thay đổi thành phần và cơ chế hấp phụ. Các thành phần oxit/hidroxit kim loại trong bùn đỏ đã biến tính có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của các ion trong môi trường nước. - Nghiên cứu khả năng hấp phụ của các dạng oxit/hidroxit sắt được tách từ bùn đỏ bằng cách sử dụng kiềm để loại bỏ nhôm và các oxit kim loại tan trong kiềm (vật liệu RM-Fe). Vật liệu sau khi tách bỏ nhôm dư được xử lý nhiệt để nghiên cứu sự chuyển dạng của các oxit/hidroxit sắt. Kết quả khảo sát hấp phụ với các loại vật liệu tách bỏ nhôm dư (RM-Fe) cho thấy nó có khả năng hấp phụ cao với các ion khảo sát As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đặc biệt đối với As(V), đó là đặc trưng của các vật liệu hấp phụ chứa oxit/hidroxit sắt.