Nghiên cứu đánh giá khả năng khử trùng nước sinh hoạt và ăn uống của nano Ag/silica

Coliform là vi khuẩn đường ruột thường gặp có số lượng lớn trong môi trường, do đó chúng được coi như vi sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm vi khuẩn của các nguồn nước. Chính vì vậy mà việc khử trùng nước cho mục đích sinh hoạt và ăn uống đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học đặc biệt là ng...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Thị Quy
Other Authors: Đồng, Kim Loan
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: H. : Trường Đại học Khoa học tự nhiên 2018
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62497
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Coliform là vi khuẩn đường ruột thường gặp có số lượng lớn trong môi trường, do đó chúng được coi như vi sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm vi khuẩn của các nguồn nước. Chính vì vậy mà việc khử trùng nước cho mục đích sinh hoạt và ăn uống đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học đặc biệt là nghiên cứu sử dụng các chất khử trùng không sinh ra sản phẩm phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Mục tiêu của luận văn là đánh giá khả năng khử trùng và khả năng ứng dụng vào thực tế của vật liệu nano Ag/silica. Vật liệu nano Ag/silica 200ppm được tổng hợp bằng cách trộn đều các hạt silica có kích thước 1-2 mm với dung dịch AgNO3, sau đó ion Ag+ được khử trực tiếp bằng NaBH4. Các kỹ thuật kính hiển vi điện tử (SEM) và phổ tán sắc năng lượng (EDX) được sử sụng để xác định các đặc trưng hình thái của vật liệu. Kết quả thu được cho thấy đã cố định được nano Ag trên silica với hiệu suất đạt 90%. Bề mặt hạt silica trở nên xốp hơn sau khi biến tính. Vật liệu tổng hợp được có khả năng khử trùng rất tốt, gấp 9 lần so với silica ban đầu. Khả năng khử trùng của vật liệu bị ảnh hưởng nhiều bởi lượng chất hữu cơ có trong mẫu (giảm khoảng 30% so với mẫu đối chứng), tuy nhiên ít bị ảnh hưởng bởi một số ion phổ biến khác có trong nước như Fe, NH4+… (chỉ giảm khoảng 10%). Để đánh giá khả năng ứng dụng vào thực tế của vật liệu, tác giả đã tiến hành thử nghiệm với một cột lọc 700g vật liệu. Kết quả cho thấy với một cột vật liệu như vậy có thể khử trùng hoàn toàn 7600 lít nước máy hay 1kg vật liệu có thể khử trùng 100% vi khuẩn có trong khoảng 11m3 nước máy. Bên cạnh đó, vật liệu này rất an toàn với người sử dụng do không tạo ra sản phẩm phụ và lượng bạc bị rửa trôi rất ít trong quá trình sử dụng vật liệu. Chi phí sản xuất 1kg vật liệu khoảng 52.000 VNĐ hay giá thành loại bỏ vi sinh vật khoảng 5.000 VNĐ/1m3 nước ăn uống. Với tính năng khử trùng tốt và chi phí sản xuất thấp, vật liệu có khả năng ứng dụng thực tế cao.