Chế độ dân chủ đại diện trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Phân tích các khái niệm, bộ phận cấu thành cũng như phương thức thực hiện dân chủ đại diện theo cách hiểu chung và phương thức tiếp cận theo pháp luật Việt Nam. Phân tích thực trạng chế độ dân chủ đại diện trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, tập trung vào thực tế tại Việt Nam...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | other |
Published: |
Đại học Quốc gia Hà Nội
2016
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/6251 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | other |
Summary: | Phân tích các khái niệm, bộ phận cấu thành cũng như phương thức thực hiện
dân chủ đại diện theo cách hiểu chung và phương thức tiếp cận theo pháp luật Việt Nam.
Phân tích thực trạng chế độ dân chủ đại diện trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam, tập trung vào thực tế tại Việt Nam và hệ thống các quy định pháp luật
có liên quan. Tiếp đó tìm ra yêu cầu đổi mới, giải pháp hoàn thiện chế độ dân chủ đại
diện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Dân chủ đại diện là chế độ được xây dựng và đề cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Các Hiến pháp của chúng ta đều thể hiện thống nhất tư tưởng Hồ Chí Minh: quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân ủy quyền cho nhà nước thông qua bầu cử, các cơ quan
nhà nước không tự mình có được quyền lực ấy. Nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiện
quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Đây là cơ sở vững
chắc nhất, tiên quyết nhất bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Đây cũng là
nền tảng, là cơ sở để tổ chức bộ máy nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân. Nhân dân
Việt Nam là nguồn, là chủ thể của quyền lực nhà nước như Điều 2 Hiến pháp 2013 quy
định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" [41]. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực
hiện sự thống nhất quyền lực nhà nước trên cơ sở có sự phân công thực thi quyền lực đó.
Sự phân công quyền lực nhà nước trong một chỉnh thể quyền lực nhà nước thống nhất
gồm có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, tính đại diện cho nhân dân được
thể hiện thông qua Quốc hội với vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. |
---|