Nghiên cứu sự biến động hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai
Sông Hồng với chiều dài 1149km là con sông xuyên biên giới bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc, chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai và đổ ra Biển Đông ở cửa Ba Lạt. Dòng sông Hồng cùng với các phụ lưu chính của nó là Sông Đà và Sông Lô tạo thành hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đóng vai trò qua...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H: Đại học Khoa học tự nhiên
2018
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62635 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Sông Hồng với chiều dài 1149km là con sông xuyên biên giới bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc, chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai và đổ ra Biển Đông ở cửa Ba Lạt. Dòng sông Hồng cùng với các phụ lưu chính của nó là Sông Đà và Sông Lô tạo thành hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của các tỉnh đồng bằng Sông Hồng.
Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế, xã hội, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản ở phần thượng nguồn Sông Hồng cũng như trong địa phận Lào Cai đến môi trường sẽ được ghi nhận rõ nét trong môi trường trầm tích và môi trường nước sông. Do lưu lượng dòng chảy của sông Hồng thuộc loại lớn, về mùa lũ có thể đạt tới 30.000m3/s, mùa kiệt 700m3/s, nên quá trình tích lũy các chất gây ô nhiễm khó có thể tồn tại trong môi trường nước mà sẽ có xu hướng tích lũy trong môi trường trầm tích đáy sông. Vì vậy để đánh giá mức độ biến động và khả năng gây ô nhiễm kim loại nặng của các hoạt động nhân sinh đến môi trường trầm tích Sông Hồng ngay từ nơi dòng song chảy vào Việt Nam, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự biến động hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích Sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Kết quả phân tích hàm lượng 7 kim loại nặng Cu, Cr, Ni, Pb, Zn, Cd và As, trong trầm tích phân bố dọc theo chiều dài sông từ A Mú Sung đến hết địa phận tỉnh tỉnh Lào Cai trong thời gian 2014, 2015, 2016 cho thấy: hàm lượng Cr trong 3 năm đều ở mức cao hơn Quy chuẩn QCVN43:2012/BTNMT, không cho thấy sự quy luật biến động theo không gian, có xu hướng tăng dần theo thời gian. Các kim loại như Zn, Pb, Cu đều có hàm lượng thấp hơn hoặc cao hơn rất ít so với Quy chuẩn QCVN43:2012/BTNMT, các kim loại này thường có hàm lượng cao hơn trong các mẫu trầm tích ở vị trí đầu nguồn Lũng Pô và hầu hết có xu hướng giảm dần về phía thành phố Lào Cai. Kết quả nghiên cứu sự biến động hàm lượng theo thời gian của Zn và Cu cũng cho thấy hàm lượng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Kim loại As không phát hiện thấy trong các mẫu trầm tích thu thập năm 2014 và 2016, tuy nhiên năm 2015 có xuất hiện sự có mặt của As vượt quá Quy chuẩn QCVN43:2012/BTNMT tại một số vị trí. Tương tự As, kết quả phân tích cho thấy Cd chỉ xuất hiện trong các mẫu trầm tích thu thập năm 2015, biến đổi giảm dần từ thượng nguồn về đến hết địa phận tỉnh Lào Cai. Hàm lượng Ni biến đổi theo thời gian: tăng cao hơn vào năm 2015 và giảm vào năm 2016.
Kết quả phân tích mẫu và xử lí số liệu cũng cho thấy hàm lượng Cu, Zn và Ni trong các mẫu trầm tích có sự tương quan chặt giữa tỷ lệ bột sét và hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích, kim loại Cu, Zn, Ni nằm phần lớn trong cấp hạt bột sét. Hàm lượng Cr không phụ thuộc vào tỷ lệ bột sét trong các mẫu trầm tích. |
---|