Nghiên cứu phân lập nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza trong đất trồng ngô và sản xuất chế phẩm phân bón vi sinh hữu cơ

Nấm rễ nội cộng sinh (AMF-Arbuscular Mycorrhizal Fungi) là một nhóm nấm có lợi trong đất và sống cộng sinh trong rễ của thực vật bậc cao, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như hệ sinh thái. AMF được phát hiện từ ít nhất 400 triệu năm trước, và có vai trò rất...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Lê, Thị Hoàng Yến, Nguyễn, Thị Hồng Nhung, Trần, Thị Lệ Quyên, Nguyễn, Thị Anh Đào
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học 2018
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62769
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Nấm rễ nội cộng sinh (AMF-Arbuscular Mycorrhizal Fungi) là một nhóm nấm có lợi trong đất và sống cộng sinh trong rễ của thực vật bậc cao, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như hệ sinh thái. AMF được phát hiện từ ít nhất 400 triệu năm trước, và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và sinh sản của cả thực vật và nấm. AMF được xem là nhóm vi sinh vật chủ yếu tồn tại ở rễ và đất của cây trồng, chúng được tìm thấy trong hầu hết các sinh cảnh trên toàn thế giới và trong khoảng 90% các loài thực vật (Walker C, 1987). Mặc dù là nội cộng sinh bắt buộc nhưng giữa nấm và thực vật được được coi là mối quan hệ “Hội sinh”, do nó mang lại lợi ích cho cả vật chủ và nấm. Trước hết, nấm nhận được các sản phẩm quang hợp từ thực vật bằng cách sống cố định trong rễ của chúng và sau đó phát triển mạng lưới hệ sợi nấm trong vùng bầu rễ để tạo thuận lợi cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và cung cấp các chất có lợi khác cho vật chủ, cạnh tranh với các vi khuẩn trong đất khác, đồng thời giúp thực vật tăng khả năng lấy nước và chất dinh dưỡng như phốt pho, lưu huỳnh, nitơ và các vi chất dinh dưỡng từ các sợi nấm tạo ra ngoài vùng rễ. Ngoài ra sự cộng sinh của nấm còn giúp cây trồng có khả năng chống chịu được sự khô hạn,đề kháng với một số tác nhân gây bệnh (Morton, J.B. and Benny, 1990). Cây ngô là nhóm cây chủ lực của Việt Nam sau lúa, tuy nhiên không có nhiều nghiên cứu về đa dạng AMF trong đất trồng ngô ở Việt Nam cũng như mối tương quan giữa điều kiện môi trường sống tới sự đa dạng thành phần loài của AMF. Do vậy, việc nghiên cứu đa dạng sinh học AMF trong đất trồng ngôở những vùng khí hậu, đất đai thổ nhưỡng khác nhau, tìm được những loài ưu thế, loài đặc hữu, tìm hiểu sự liên quan giữa đa dạng AMF với các loại đất trồng khác nhau...