Chế biến, ứng dụng sản phẩm phụ Fe2O3 sau quá trình điều chế TiO2 từ quặng Ilmenit theo phương pháp amoni florua
Luận văn nghiên cứu tách sắt (dưới dạng muối (NH4)3FeF6) ra khỏi bã quặng trong quá trình điều chế TiO2 từ quặng Ilmenit theo phương pháp amoni florua. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ lỏng rắn đến quá trình hòa tách quặng ilmenit sau phân giải tại các tỉ lệ: 3:1, 4:1, 5:1, 6:1, 7:1, 8:1; Nghiên cứu ả...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H.: Đại học Khoa học Tự nhiên
2018
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62848 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Luận văn nghiên cứu tách sắt (dưới dạng muối (NH4)3FeF6) ra khỏi bã quặng trong quá trình điều chế TiO2 từ quặng Ilmenit theo phương pháp amoni florua. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ lỏng rắn đến quá trình hòa tách quặng ilmenit sau phân giải tại các tỉ lệ: 3:1, 4:1, 5:1, 6:1, 7:1, 8:1; Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NH4F tới quá trình tách loại (NH4)3FeF6 tại các giá trị 15, 19, 22, 24, 25, 26% NH4F; Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình tách loại (NH4)3FeF6 tại các giá trị nhiệt độ duy trì trong dung dịch sau khi hòa tan NH4F lần lượt là 0, 2, 6, 10, 15, 20oC. Kết quả nghiên cứu thu được các thông số thích hợp cho quá trình tách sắt dưới dạng muối (NH4)3FeF6: Tỉ lệ lỏng rắn là 6:1; Nồng độ NH4F 24%; Nhiệt độ 2oC.
Nghiên cứu chế biến Fe2O3. Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích nhiệt để xác định nhiệt độ chuyển pha trong quá trình nung (NH4)3FeF6) . Quá trình phân hủy nhiệt hoàn thành ở 500oC. Sản phẩm cuối của quá trình này là Fe2O3. Đã khảo sát nhiệt độ nung, thời gian nung muối (NH4)3FeF6) thích hợp để thu được sắt oxit có kích thước nano, tinh khiết. Nghiên cứu tìm được điều kiện tối ưu (nhiệt độ nung 7000C, Thời gian nung 1,5 giờ), kết quả XRD cho thấy sản phẩm thu được khi nung 700oC và 1,5 giờ kích thước tinh thể thu được khoảng 115,769 Ao. Kết quả chụp ảnh SEM và TEM ở điều kiện thích hợp này kích thước hạt giao động từ 20 -50nm.
Đánh giá, khảo sát khả năng hấp phụ một số kim loại nặng (Cu, Cr, Zn) của bột Fe2O3. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH, thời gian hấp phụ, dung lượng hấp phụ cực đại. pH thích hợp cho quá trình hấp phụ: đối với Cr(VI) pH = 2, đối với Zn và Cu pH = 5. Thời gian thích hợp cho quá trình hấp phụ: đối với Cr(VI) 30 phút, đối với Zn và Cu 50 phút. Kết quả Fe2O3 thu được có khả năng hấp phụ kim loại nặng trong nước. Dung lượng hấp phụ cực đại của bột Fe2O3 của Cu(II), Zn(II), Cr(VI), lần lượt là: 10,32; 42,37; 48,31 mg/g. Khả năng hấp phụ của bột Fe2O3 đôi với các kim loại phù hợp với mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và giảm dần theo dãy Cr(VI), Zn(II), Cu(II). |
---|