Nghiên cứu phân lập nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza trong đất trồng ngô và sản xuất chế phẩm phân bón vi sinh

Từ 30 mẫu đất trồng ngô (15 mẫu đất trồng ngô ở Hà Nội và 15 mẫu đất trồng ngô ở Hà Nam), chúng tôi đã phân lập được 3179 bào tử AMF. Bằng phương pháp phân loại dựa vào hình thái, chúng tôi đã xếp chúng vào 8 chi và 27 loài: Acaulospora gerdemanii, A. mellea, A. morrowiae, A. rehmii, Acaulospora lo...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Lê, Thị Hoàng Yến, Lê, Hồng Anh, Lê, Thị Ngọc Anh, Mai, Thị Đàm Linh, Đinh, Thị Mai, Nguyễn, Thị Thanh Hằng, Dương, Văn Hợp
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: H. : ĐHQGHN 2018
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62851
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Từ 30 mẫu đất trồng ngô (15 mẫu đất trồng ngô ở Hà Nội và 15 mẫu đất trồng ngô ở Hà Nam), chúng tôi đã phân lập được 3179 bào tử AMF. Bằng phương pháp phân loại dựa vào hình thái, chúng tôi đã xếp chúng vào 8 chi và 27 loài: Acaulospora gerdemanii, A. mellea, A. morrowiae, A. rehmii, Acaulospora longula, Acaulospora sp.1, Acaulospora sp.2, Acaulospora sp.3, Cetraspora pellucida, Dentiscutata sp., Dentiscutata reticulata, Gigaspora albida, G. decipiens, G. gigantea, G. margarita, Glomus ambisporum, G. multicaule, G. luteum, G.intraradices, Glomus sp., Rhizophagus gregaria, R. clarus, Rhizophagus sp., S. constrictum, New AMF 1, New AMF 2, New AMF 3; trong đó có 03 chi 9 loài được nghi là mới, Dentiscutata, Racocetra, Rhizophagus và Septoglomus là những chi lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam. Chi Acaulospora, Gigaspora và Glomus là các chi có tần suất xuất hiện cao nhất ở mẫu đất cát ở Hà Nội và Hà Nam từ 13,4 – 40,2%. Bốn loài A. longula, G. decipiens, G. Gingatea và Glomus multicaule được tiến hành lựa chọn để nghiên cứu khả năng cộng sinh của chúng lên cây chủ trên các môi trường gồm cát, xơ dừa và đất dinh dưỡng được được trộn với tỉ lệ khác nhau. Kết quả cho thấy môi trường có tỉ lệ cát/ xơ dừa/ đất dinh dưỡng với tỉ lệ 1:1:1 là môi trường thích hợp nhất cho sự cộng sinh của AMF vào cây chủ. Kiểm tra số lượng bào tử sau 5 tuần nuôi cấy cho thấy: Acaulospora là loài có khả năng xâm nhiễm cao nhất, tiếp đó là Gingaspora và Glomus số lượng bào tử của Gingaspora và Acaulospora đạt từ 330-652 bào tử/ 100g cơ chất môi trường MT5. Sử dụng chế phẩm AMF để bổ sung vào ngô ngoài đồng ruộng cho thấy chế phẩm có khả năng xâm nhiễm vào cây chủ với chỉ số IP là 1217,8, tăng 40% trọng lượng, 58,9% chiều cao thân ngô và24,9% trọng lượng bắp.