Nghiên cứu chế tạo vật liệu từ quặng Laterite và ứng dụng phân tích, xử lý nước thải chứa chất phóng xạ
Đề tài nghiên cứu chế tạo vật liệu từ quặng Laterite và hấp phụ tách ion Th và U trên vật liệu chế tạo được bằng phương pháp chiết pha rắn và xác định bằng thiết bị quang phổ phát xạ ICP-OES. 1)Đã nghiên cứu một cách có hệ thống thành phần và cấu trúc của quặng laterite t...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H.: Đại học Khoa học Tự nhiên
2018
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62949 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Đề tài nghiên cứu chế tạo vật liệu từ quặng Laterite và hấp phụ tách ion Th và U trên vật liệu chế tạo được bằng phương pháp chiết pha rắn và xác định bằng thiết bị quang phổ phát xạ ICP-OES.
1)Đã nghiên cứu một cách có hệ thống thành phần và cấu trúc của quặng laterite tự nhiên ở Thanh Ba – Phú Thọ bằng các phương pháp hóa học và hóa lý hiện đại (phương pháp nhiễu xạ Rơngen XRD, phương pháp phổ hồng ngoại IR, phương pháp kính hiển vi).
2)Tối ưu các điều kiện để chế tạo vật liệu từ quặng laterite, đã biến tính được vật liệu bằng cách nung quặng laterite ở nhiệt độ 500oC để tăng độ xốp và độ bền của vật liệu, hoạt hóa vật liệu bằng axit H2SO4 20% tạo các nhân hấp phụ trên bề mặt vật liệu để tăng khả năng hấp phụ. Kết quả cho thấy hầu hết các sản phẩm laterite biến tính xốp hơn laterite tự nhiên. Kết quả đo BET của vật liệu LATH 10 cho thấy diện tích bề mặt sau khi biến tính (nung và hoạt hóa bằng H2SO4) là 248,7 m2/g so với vật liệu LATN3 chưa biến tính là 102,6 m2/g.
3)Đã nghiên cứu khả năng ứng dụng vật liệu laterite biến tính để xử lý nước thải chứa các chất phóng xạ U và Th bằng phương pháp hấp phụ; nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ U và Th trên vật liệu đã chọn LATH10 như các điều kiện tối ưu hấp phụ ở pH = 6, tốc độ hấp phụ 1,0 ml/phút, tốc độ rửa giải là 0,5 ml/phút bằng 15 ml dung dịch hỗn hợp NaCl/HCl 1/0,5 M; khả năng giải hấp phụ cao hơn 30 lần và dung lượng hấp phụ đạt trên 30 mg/g tăng gấp đôi so với vật liệu chưa biến tính LATN3.
4)Tối ưu hóa điều kiện phân tích trên ICP-OES để xác định ion U và Th, xác định khoảng tuyến tính, xây dựng đượng chuẩn và đánh giá phương pháp, giới hạn phát hiện LOD = 9,0 ppb, giới hạn định lượng LOQ = 32,0 ppb, độ lệch chuẩn, phương sai, độ biến thiên nhỏ nằm trong giới hạn cho phép dưới 5% và độ thu hồi cao đạt trên 95%.
5)Ứng dụng xử lý loại bỏ U, Th trong các mẫu nước thải thực tế lấy ở các địa điểm khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy vật liệu laterite biến tính có khả năng hấp phụ tốt các chất ô nhiễm, hiệu suất giải hấp phụ khá cao và có khả năng tái sử dụng vật liệu. |
---|