Nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Để đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ven biển phục vụ quản lý nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp cơ sở khoa học và thông tin cho các chương trình thực hiện cắt giảm khí nhà kính như REDD, REDD+, chúng tôi đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ve...
Saved in:
Main Authors: | , , , , , |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H. : ĐHQGHN
2018
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63123 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4291 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Để đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ven biển phục vụ quản lý
nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp cơ sở khoa học và thông tin cho các chương trình thực hiện cắt giảm khí nhà kính như REDD, REDD+, chúng tôi đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh với các loài đặc trưng như vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia obovata), sú (Aegiceras corniculatum), mắm (Avicennia marina) thông qua 3 bể chứa cacbon của rừng: (1) Bể chứa cacbon trong thực vật ở trên mặt đất; (2) Bể chứa cacbon trong thực vật ở dưới mặt đất; (3) Bể chứa cacbon trong đất, dưới dạng cacbon hữu cơ theo hướng dẫn của IPCC (2006). Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng cacbon tích lũy trong đất rừng cao hơn khoảng 5 lần lượng cacbon tích lũy trong sinh khối thực vật trên mặt đất và dưới mặt đất của rừng. Lượng cacbon tích lũy trong đất rừng trung bình là 124,85 tấn/ha; Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối thực vật trên mặt đất của rừng trung bình là 26,31 tấn/ha; Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối thực vật dưới mặt đất của rừng trung bình là 24,35 tấn/ha. Tổng lượng cacbon tích lũy thông qua 3 bể chứa cacbon của đạt trung bình là 175,52 tấn/ha (tương ứng với lượng CO2 là 607,48 tấn/ha). Khả năng tích lũy cacbon trong rừng cao là cơ sở khoa học để xây dựng và thực hiện các dự án trồng rừng ngập mặn, kết hợp với bảo tồn, quản lý bền vững và tăng cường trữ lượng cacbon rừng trồng ở các dải ven biển Việt Nam. |
---|