Các tham số nhiệt động trong XAFS của các vật liệu pha tạp chất và lý thuyết nhiệt động mạng về nhiệt độ nóng chảy : Luận án TS. Khoa học vật chất: 624401

i. Mở rộng mô hình Einstein tương quan phi điều hòa cho vật liệu có pha tạp chất. Dựa trên cơ học lượng tử và thống kê lượng tử, đã xây dựng các biểu thức giải tích cho các cumulant trong XAFS, các tham số thế Morse và thế tương tác nguyên tử phi điều hòa hiệu dụng của vật liệu. Biểu diễn các tính c...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Công Toản
Other Authors: Nguyễn, Văn Hùng
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: H. : Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 2018
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63270
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:i. Mở rộng mô hình Einstein tương quan phi điều hòa cho vật liệu có pha tạp chất. Dựa trên cơ học lượng tử và thống kê lượng tử, đã xây dựng các biểu thức giải tích cho các cumulant trong XAFS, các tham số thế Morse và thế tương tác nguyên tử phi điều hòa hiệu dụng của vật liệu. Biểu diễn các tính chất nhiệt động như độ dịch chuyển mạng, độ dịch tương đối trung bình bình phương, hay các hiệu ứng phi điều hòa của các vật liệu pha tạp chất. Điều này có thể mở rộng cho nghiên cứu các hợp chất, hợp kim và vật liệu khuyết tật. ii. Xây dựng lý thuyết nhiệt động học mạng cho đường cong nóng chảy - giản đồ pha nóng chảy của các hợp kim hai thành phần, qua đó xác định nhiệt độ nóng chảy Lindemann và điểm Eutectic của hợp kim hai thành phần. Thay cho việc tính nhiệt độ nóng chảy cho từng hợp kim với tỉ phần nhất định, với lý thuyết này ta có thể nhận được nhiệt độ nóng chảy của hợp kim với tỉ phần bất kỳ của các nguyên tố cấu thành. iii. Đánh giá sự phụ thuộc của nhiệt độ nóng chảy và năng lượng liên kết nguyên tử vào tỉ phần của các nguyên tố cấu thành hợp kim hai thành phần, qua đó cho thấy vật liệu trở nên dễ hay khó nóng chảy hơn khi được pha tạp trở thành hợp kim. Điều này có thể hữu ích đối với công nghệ sử dụng vật liệu. iv. Áp dụng lý thuyết xây dựng được để tính số với một số ví dụ cụ thể và so sánh kết quả tính toán với thực nghiệm cũng như các lý thuyết khác. Kết quả của việc so sánh này cho thấy có sự phù hợp tốt.