Phong cách đạo diễn Lâu Diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (Qua ba tác phẩm: Sông Tô Châu, Di Hòa Viên, Phù Thành Mê sự) : Luận văn ThS. Nghệ thuật trình diễn: 602102

“Khái niệm về tác giả là một thời điểm quan trọng trong quá trình cá nhân hóa trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn học, cũng như trong lịch sử triết học, khoa học.” Lý thuyết tác giả ra đời đã khẳng định vai trò sáng tạo trung tâm của đạo diễn. Qua tác phẩm điện ảnh, đạo diễn đ...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Lê, Thị Thanh Loan
Other Authors: Hoàng, Cẩm Giang
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: H. : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2018
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63299
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:“Khái niệm về tác giả là một thời điểm quan trọng trong quá trình cá nhân hóa trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn học, cũng như trong lịch sử triết học, khoa học.” Lý thuyết tác giả ra đời đã khẳng định vai trò sáng tạo trung tâm của đạo diễn. Qua tác phẩm điện ảnh, đạo diễn đã thể hiện quan điểm, cách nhìn, cách cảm nhận của họ về những vấn đề của cuộc sống đa diện. Xem xét điện ảnh Trung Quốc theo hướng tiếp cận từ phong cách tác giả mà cụ thể là một đạo diễn cá tính như Lâu Diệp có thể thấy được phần nào những yếu tố tổng quan của quá trình dịch chuyển tất yếu của lịch sử điện ảnh và khám phá những nét riêng, vẻ đẹp riêng của một nền văn hóa bản địa. Việc nghiên cứu tác phẩm của nhà làm phim này dưới góc nhìn lý thuyết tác giả để tìm ra những điểm tương đồng về phong cách là hướn g nghiên cứu cần thiết, có tính thời sự để nhận diện, khẳng định những nỗ lực sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc tạo ra những cách tân, tìm tòi trên cả phương diện nội dung lẫn kỹ thuật định hình một phong cách riêng không lẫn với các nhà làm phim khác. Lâu Diệp với tư cách là một đạo diễn thuộc thế hệ thứ sáu của Trung Quốc đã làm giàu thêm cho nền điện ảnh nước nhà với một màu sắc mới mẻ, ấn tượng như là sự hiện hữu của một vi lịch sử – cá nhân nhỏ bé cùng với nền điện ảnh của những câu chuyện lớn, của “đại tự sự”. Dòng phim “thiểu số” (minor cinema) mà Lâu Diệp lựa chọn là cuộc đối thoại với xu hướng điện ảnh chủ đạo, đó là dòng phim nằm ngoài các phạm trù và các hệ thống ước lệ về thể loại và phong cách có sẵn. Nó ở thế đối lập với đa số, với tính chính thống và với truyền thống đầy những điển phạm nguy nga nhưng cố định, cứng nhắc và rất nặng nề. “không có gì chính yếu hay cách mạng trừ cái nhỏ/phụ”; là “ghét mọi ngôn ngữ của các bậc thầy”, là “làm một người ngoại quốc trong chính ngôn ngữ của mình”