Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài: 602202

Luận văn “Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (trường hợp Nhất Linh)” tập trung tìm hiểu hai vấn đề: khảo sát, thống kê các từ biểu thị tình thái trong bốn tiểu thuyết của nhà văn Nhất Linh đã được chọn để nghiên cứu. Qua khảo sát, thống kê, đã phân loại được các phương tiện...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Thị Thu Trang
Other Authors: Nguyễn, Thị Phương Thùy
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: H. : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2018
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63346
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Luận văn “Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (trường hợp Nhất Linh)” tập trung tìm hiểu hai vấn đề: khảo sát, thống kê các từ biểu thị tình thái trong bốn tiểu thuyết của nhà văn Nhất Linh đã được chọn để nghiên cứu. Qua khảo sát, thống kê, đã phân loại được các phương tiện biểu thị tình thái thành từng loại, nhóm cụ thể. Thứ hai là phân loại biểu cảm và phân tích cấu trúc của từng loại biểu cảm đã được phân loại. Thông qua việc khảo sát, thống kê, phân loại các phương tiện biểu thị tình thái và phân tích cấu trúc câu theo loại biểu cảm, đã nhận xét và rút ra kết luận về chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi Tự lực văn đoàn trường hợp Nhất Linh. Ngôn ngữ trong văn xuôi Nhất Linh có đầy đủ các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt và tùy từng tác phẩm mà có sự tập trung cao ở một số phương tiện biểu thị tình thái. Ngôn ngữ văn xuôi của Nhất Linh rất giàu tính gợi cảm, gợi hình, khả năng biểu cảm đa dạng, dù ngôn ngữ đậm chất trí thức lãng mạn, nhưng không vì thế mà thiếu tính đa diện. đặc biệt, khả năng biểu cảm của văn xuôi Nhất Linh không chỉ dừng lại ở các phương tiện biểu thị tình thái mà còn ở cách dùng từ loại, ở văn phong rất chau chuốt, uyển chuyển.