Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội : Luận văn ThS. Tâm lý học: 603104

(1) Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được hiểu như là khuôn mẫu hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đó các quyền cơ bản của người khác, các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi từ 10-18 tuổi) hay các luật lệ trong cơ sở bảo trợ mà trẻ sinh sống bị vi phạm. Nh...

全面介紹

Saved in:
書目詳細資料
主要作者: Lê, Thị Hương Thơ
其他作者: Nguyễn, Bá Đạt
格式: Theses and Dissertations
語言:Vietnamese
出版: H. : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2019
主題:
在線閱讀:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63419
標簽: 添加標簽
沒有標簽, 成為第一個標記此記錄!
機構: Vietnam National University, Hanoi
語言: Vietnamese
實物特徵
總結:(1) Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được hiểu như là khuôn mẫu hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đó các quyền cơ bản của người khác, các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi từ 10-18 tuổi) hay các luật lệ trong cơ sở bảo trợ mà trẻ sinh sống bị vi phạm. Những trẻ với rối loạn hành vi có tần xuất cao các hành vi đánh nhau, tàn ác với động vật hoặc người khác, phá hoại tài sản, nghịch lửa, trộm cắp, thường xuyên nói dối, trốn học, bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và có những hành vi thách thức bằng lời nói. Những trẻ rối loạn hành vi hay vi phạm các mong đợi xã hội (độ tuổi từ 10-18 tuổi); thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành vi tinh nghịch ở các bạn cùng tuổi hoặc có những hành vi mang tính nổi loạn chống đối với người lớn (mẹ / dì hoặc những người quản lý tại trung tâm). Ngoài ra, các biểu hiện này phải kéo dài liên tục trong sáu tháng thì mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn hành vi. (2) Trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có những biểu hiện rối loạn hành vi trên khía cạnh hành vi gây hấn và hành vi sai phạm. (3) Sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp, tâm trạng buồn chán, cảm nhận và suy nghĩ tiêu cực về hoàn cảnh gia đình, hiện tượng bắt nạt lẫn nhau là những yếu tố ảnh hưởng góp phần làm tăng nặng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội. (4) Sự tương trợ lẫn nhau, số bạn thân, số lần chơi với bạn thân trong một tuần, hoạt động đoàn thể trong cơ sở bảo trợ, việc liên hệ với gia đình là những yếu tố ảnh hưởng góp phần giảm nhẹ rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.