Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho người cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh : Luận văn ThS. Tâm lý học: 603104

Trên cơ sở nghiên cứu Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho người cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả khảo sát cho thấy: - Tại địa phương đang khảo sát thì Hội người cao tuổi là tổ chức mà người cao tuổi tham gia đông đảo nhất. Nơi tham gia sinh hoạt tập trung ở địa bàn sinh sống. Hội người cao...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Trần, Thị Hải
Other Authors: Hoàng, Mộc Lan
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: H. : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2019
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63503
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Trên cơ sở nghiên cứu Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho người cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả khảo sát cho thấy: - Tại địa phương đang khảo sát thì Hội người cao tuổi là tổ chức mà người cao tuổi tham gia đông đảo nhất. Nơi tham gia sinh hoạt tập trung ở địa bàn sinh sống. Hội người cao tuổi hỗ trợ một phần nào trong đời sống tinh thần, vật chất cũng như tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe cho người cao tuổi tại địa bàn. - Kết quả nghiên cứu cho thấy, cụ ông nhận được sự hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày nhiều hơn so với cụ bà, cụ ông nhận được sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiêp cũ nhiều hơn cụ bà, cụ bà nhận được sự hỗ trợ từ hàng xóm láng giềng nhiều hơn cụ ông. Sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình đối với người cao tuổi giữa cụ ông và cụ bà tương tự nhau.. - Xét về độ tuổi, người cao tuổi càng về già thì mức độ hỗ trợ xã hội càng tăng, người cao tuổi trong nhóm độ tuổi “trẻ” nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và ngoài gia đình ít hơn, nguyên n hân do người cao tuổi vẫn có thế lao động hay tự lo được cho bản thân, vì thế ít cần sư hỗ trợ, ngược lại, người cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì sự lão hóa, kèm theo đó là bệnh tật, ốm đau nên cần sự hỗ trợ nhiều hơn so với độ tuổi trước, và thường thì sự hỗ trợ thường xuyên là các thành viên trong gia đình. Những người cao tuổi có độ tuổi trên 70 tuổi nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn so với những người cao tuổi dưới 70 tuổi. - Nghiên cứu này cho thấy, phần lớn người cao tuổi không chỉ gắn bó với gia đình riêng mà họ còn tham gia tích cực vào các mối quan hệ bên ngoài gia đình vì thế họ nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và bên ngoài gia đình. - Tuy nhiên, trong tất cả sự trợ giúp tâm lý xã hội trong các mối quan hệ của người cao tuổi thì hầu hết người cao tuổi đánh giá cao mối quan hệ với con cháu trong gia đình, họ coi gia đình là chỗ dựa an toàn nhất, quan trong nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống cũng như tâm lý của người Việt Nam vốn rất coi trọng gia đình, ở một khía cạnh khác, có một số bộ phận người cao tuổi chỉ duy trì những mối quan hệ trong gia đình mà không hoặc tham gia rất ít vào các mối quan hệ bên ngoài gia đình, điều này làm hạn chế sự trợ giúp tâm lý xã hội bên ngoài xã hội đối với người cao tuổi. - Một bộ phận ít người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu là những người cao tuổi cô đơn, đó là những người cao tuổi đã hết tuổi lao động vì một lí do nào đó mà họ phải sống một mình hoặc tuy sống dựa vào người thân nhưng vẫn bị cô đơn, thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần thì cần được sự trợ giúp nhất định từ phía cộng đồng, xã hội. - Cảm nhận về tâm trạng của người cao tuổi có mối tương quan thuận tương đối mạnh có ý nghĩa thống kê với các phương thức trợ giúp về nhận thức, về cảm xúc và về làm việc của người chăm sóc. Các phương thức trợ giúp có sự khác biệt đáng kể có ý nghĩa thống kê. Trợ giúp về cảm xúc được người chăm sóc thực hiện nhiều nhất, thực hiện ít nhất là trợ giúp về nhận thức cho người cao tuổi.