Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt : Luận văn ThS. Tâm lý học: 603104
Trên cơ sở nghiên cứu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả đã chỉ ra người chăm sóc nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt ở mức độ trung bình. Về khía cạnh nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt. Mặc dù quan điểm cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là bệnh có xu h...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H. : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2019
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63591 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Trên cơ sở nghiên cứu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả đã chỉ ra người chăm sóc nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt ở mức độ trung bình.
Về khía cạnh nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt. Mặc dù quan điểm cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính phải điều trị cả đời có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=0.80/1) nhưng những quan điểm chưa chính xác về bản chất của bệnh vẫn có điểm khá cao như quan điểm cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là bệnh thần kinh (ĐTB=0.52/1); bệnh tâm thần phân liệt là bệnh nan y không thể chữa khỏi (ĐTB=0.50/1); bệnh tâm thần phân liệt là do ma nhập (0.09/1)
Về khía cạnh tuổi khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt, có 60.4% người chăm sóc cho rằng bệnh khởi phát ở lứa tuổi thanh thiếu niên, 24.5% cho rằng bệnh khởi phát ở tuổi trung niên; 0.09% cho rằng bệnh khởi phát ở người già và 14.2% không rõ bệnh khởi phát ở lứa tuổi nào. Như vậy số lượng người chăm sóc không rõ bệnh tâm thần phân liệt khởi phát ở lứa tuổi nào vẫn còn nhiều.
Về khía cạnh tỉ lệ mắc bệnh theo giới tính, kết quả chỉ ra, có 71,7% cho rằng bệnh không có sự khác nhau giữa nam và nữ. Còn lại là các ý kiến nam nhiều hơn nữ (10.4%); nữ nhiều hơn nam (2.8%), không rõ (15.8%).
Về nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người chăm sóc đánh giá cao các yếu tố tác động trực tiếp như sang chấn tâm lý, stress kéo dài v.v. Những yếu tố nguy cơ bên trong như di truyền, sự bất thường của cấu trúc não v.v. được người chăm sóc đánh giá ở mức độ thấp hơn.
Về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Đây là khía cạnh được người chăm sóc nhận thức khá tốt, bởi triệu chứng là cái thể hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên vẫn có một lượng nhỏ người chăm sóc nhận thức sai về các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt như triệu chứng co giật (ĐTB=2.21/4); triệu chứng đau tức ngực (ĐTB=2.56/4)
Về vấn đề điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, ở quan điểm này, 39,6% người chăm sóc cho rằng bệnh tâm thần phân liệt có điều trị được; 37.7 % người chăm sóc cho rằng bệnh không điều trị được và 22.6 % người chăm sóc không rõ bệnh có điều trị được không.
Về các liệu pháp điều trị, hầu hết những người chăm sóc đều biết đến các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt nhưng người chăm sóc mới chỉ chú trọng đến việc dùng thuốc cho bệnh nhân, việc sử dụng các liệu pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt như lao động, thể dục thể thao v.v. chưa được người chăm sóc chú trọng đến.
Về quan điểm điều trị củng cố, 67,9% người chăm sóc cho rằng bệnh tâm thần phân liệt cần điều trị củng cố suốt đời. 0,9% cho rằng chỉ cần điều trị củng cố 1 tháng; 7,5% cho rằng điều trị trong 3 tháng; 6 tháng là 0,9%; 1 năm là 5,7% và 17% không rõ điều trị trong thời gian bao lâu.
Về vấn đề chăm sóc, người chăm sóc nhìn chung nhận thức tốt tất cả các nội dung cần thiết trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt, tuy nhiên thực hành chăm sóc tại nhà lại chưa được cao.
Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt có sự khác nhau theo độ tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp của người chăm sóc |
---|